9 bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách chữa trị hiệu quả

(Cá Cảnh Mini) – 9 bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách chữa trị hiệu quả. Bài viết lần trước Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư mình có chia sẻ với anh em về cách nuôi những em mỹ nhân ngư này.

Trên thực tế, cá đĩa đòi hỏi rất cao về môi trường sống, phải tránh ánh sáng mạnh, lại yên tĩnh và tránh tiếng ồn. Đồng thời, chủ nuôi cần cung cấp nguồn thức ăn tốt và chất lượng. Nếu không, cá đĩa hay còn gọi là cá dĩa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Bài viết này Blog Cá Cảnh Mini Cacanhmini.com chia sẻ với 500 anh em 9 bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách chữa trị hiệu quả các căn bệnh này. Anh em cùng tham khảo nhé.

Cá đĩa Cá đĩa

1.Bệnh đục mắt ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đục mắt ở cá đĩa

Quan sát cá đĩa bị đục mắt, anh em sẽ thấy mắt cá có màn trắng đục bao quanh. Nếu để lâu không chữa trị, cá đĩa của anh em có thể bị sưng mắt, nặng hơn là mù mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất là môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn thừa còn sót lại. Hệ thống lọc không hiệu quả, do chủ nuôi ít thay nước hoặc do thức ăn tươi sống bị nhiễm khuẩn.

Cách chữa trị bệnh đục mắt ở cá đĩa

Cách chữa trị tốt nhất cho cá đĩa là anh em mua thuốc Tetraciline 500mg pha loãng 2 viên rồi đổ vào hồ. Bên cạnh đó, cũng cho thêm một ít muối hột, và hạn chế dùng máy lọc, máy oxy. Khoảng 1 ngày sau đó, Cacanhmini.com khuyên bạn hãy thay một nửa lượng nước trong hồ và pha thêm 1 viên Tetraciline 500mg + một ít muối hột. Thực hiện tương tự cho 1 ngày sau đó hoặc cho đến khi cá đỡ hơn.

2.Bệnh nấm trắng ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh nấm trắng ở cá đĩa

Trên thân cá đĩa xuất hiện màn trắng. Cá bệnh nấm trắng ít hoạt động hơn so với thường ngày. Thậm chí hay tụ lại một góc hồ và có thể bị đen.

Cách chữa trị bệnh nấm trắng ở cá đĩa

Trị bệnh nấm trắng cho cá đĩa bằng cách pha một chén muối ăn vào thau nước nhỏ. Vớt em cá đĩa bị bệnh ra thau, và thấm nước muôi thoa vào chỗ bị đốm trắng, anh em thực hiện vài lần rồi thả cá vào hồ trở lại. Bên cạnh đó, anh em cần thay hết toàn bộ 100% nước trong hồ để không còn mầm bệnh trong nước.

Còn một cách nữa Cacanhminicom là dùng thuốc nâu chữa bệnh nấm trắng cho cá. Ngâm 1 viên vào khoảng 20l nước, ngâm cá trong đó. Một ngày sau thay 1/3 lượng nước trong thau, ngày tiếp theo thay 1/2 nước, ngày sau đó thay toàn bộ nước.

3.Bệnh ký sinh trùng ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ký sinh trùng ở cá đĩa

Bệnh ký sinh trùng gây ngứa ngáy, khó chịu cho cá đĩa. Bạn thấy cá hay cọ sát vào thành hồ hoặc những vật cứng trong hồ. Không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến lở loét, trầy thân cá.

Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng ở cá đĩa

Cũng may là cách chữa căn bệnh này cũng đơn giản. Anh em chỉ cần pha 500g muối vào khoảng 100l nước rồi từ từ thay dần nước trong hồ. Đừng quên tăng nhiệt độ lên mức 32 – 33 độ C.

4.Bệnh loét thân, đục thân ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh loét thân, đục thân ở cá đĩa

Bệnh loét thân, đục thân là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm ở cá đĩa. Ban đầu chỉ là cá bị loét một khoảng nhỏ và từ từ lan rộng ra toàn thân. Nếu không được chữa trị kịp thời, em cá đĩa mỹ nhân ngư của anh em sẽ về với ông bà nhé.

Cách chữa trị bệnh loét thân, đục thân ở cá đĩa

Anh em ra ngoài tiệm, mua loại thuốc Merinal và pha 1 viên cho khoảng 60l nước. Tiếp theo đó là pha thêm 200g muối/100l nước, đồng thời tăng nhiệt độ lên khoảng 32 độ C nhe các anh em. Trong giai đoạn trị bệnh cho cá đĩa, theo Cacanhmini.com anh em nên thay 1/3 nước trong hồ sau 2 ngày + pha thêm 1 viên thuốc nữa. Lưu ý trong thời gian này cá có thể bỏ ăn, nhưng anh em cần kiên nhẫn. 1 tuần sau khi khá hơn, cá đĩa của anh em sẽ ăn lại thôi.

5.Bệnh đường ruột ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đường ruột ở cá đĩa:

Thường ngày tụi cá đĩa cũng háu ăn lắm mà bỗng nhiên bỏ ăn. Khi quan sát kỹ, anh em thấy bụng cá to, có khi đi phân trắng. Đây là dấu hiệu của bệnh đường ruột ở cá đĩa.

Cách chữa trị bệnh đường ruột ở cá đĩa

Để chữa trị bệnh đường ruột ở cá đĩa, anh em ra tiệm cá cảnh mua loại men tiêu hóa BIO FISH. Sau đó, xem kỹ hướng dẫn trên bao bì và thực hiện theo. Nên nhớ là tăng nhiệt độ lên khoảng 32 – 33 độ C. Trong thời gian trị bệnh, khoảng 3 ngày, anh em nên chuẩn bị một ít lăng quăng cho cá ăn. Vì lăng quăng sẽ dễ tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác.

Cá đĩa Cá đĩa

6.Bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa

Cá đĩa vốn đòi hỏi rất cao về môi trường nước. Do đó, chủ nhân phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và các nồng độ trong nước. Khi môi trường nước xấu hoặc ô nhiễm, cá chỉ thở một bên mang, mang còn lại không hoạt động. Đây là triệu chứng của bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa.

Cách chữa trị bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa

Bệnh này, chỉ cần anh em vệ sinh dọn dẹp các chất thải, thức ăn dư trong hồ. Thay nước và cải thiện môi trường nước cho cá đĩa là cá sẽ mau chóng khỏe lại. Lưu ý là tăng nhiệt độ lên ở mức khoảng 31 độ C.

7.Bệnh thối mang ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thối mang ở cá đĩa

Bệnh thối mang do ký sinh Gyrodactylus gây ra. Bệnh này có thể phá hoại da và mang của cá. Khi mắc bệnh thối mang, cá đĩa cũng có biểu hiện như đang đứng im lặng bỗng sợ hãi rồi di chuyển thật nhanh bên trong hồ.

Cách chữa trị bệnh thối mang ở cá đĩa

Bạn có thể dùng andehyt focmic HCHO hoặc thuốc tím để điều trị bệnh thối mang ở cá đĩa. Với HCHO, nhỏ vài giọt pha với 1l nước. Với thuốc tím, pha 3mg với 10l nước rồi cho vào hồ điều trị riêng cho cá bị bệnh. Theo Cacanhmini.com nếu có nuôi chung với các em khác, bạn nên thay toàn bộ nước trong hồ và vệ sinh sạch sẽ.

8.Bệnh đốm đỏ ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đốm đỏ ở cá đĩa

Bệnh đốm đỏ ở cá đĩa do vi trùng Pseudomonas punctaca gây ra. Hai bên lườn của cá ứ máu, khi ấn vào sẽ có dịch vàng chảy ra. Vây xơ xác, mắt và hậu môn lồi ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng, tỉ lệ tử vong cao.

Cách chữa trị bệnh đốm đỏ ở cá đĩa

Ngay khi phát hiện em nào bị bệnh đốm đỏ, bạn cần cách li em đó ra một hồ riêng. Kèm với đó là dùng 10mg Tetracylin hoà tan với nước, trộn vào thức ăn và cho cá ăn liên tục trong khoảng 7 ngày.

9.Bệnh đen thân ở cá đĩa

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đen thân ở cá đĩa

Cá bị đen thân do nhiễm ký sinh trùng Flagellate trong đường ruột. Ký sinh trùng có thể di chuyển từ ruột đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cá bị sưng, cơ thể đen, hô hấp khó khăn. Biểu hiện là cá bỏ ăn, gầy yếu, ít hoạt động, chỉ quanh quẩn ở một góc hồ, vây cụp lại…

Cách chữa trị bệnh đen thân ở cá đĩa

Điều trị bệnh đen thân cho cá đĩa bằng cách trộn 30mg Metronnidazole vào 1kg thức ăn. Tiếp theo, cho cá ăn 3 ngày liên tục. Đừng quên tăng nhiệt độ nước lên 33 độ C.

Tác giả: AnAn

Nguồn Cacanhmini.com

Chia sẻ bí kíp nuôi cá đĩa cá dĩa với 500 anh em:

Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư

Top 10 loại cá dĩa đẹp được nhiều người yêu thích nhất

Ngoài ra, nếu khó chơi với loài cá nhất đại mỹ ngư này, anh em có thể tham khảo các loài cá cảnh dễ nuôi khác như:

Cá Koi Nhật Bản quốc ngư đẹp xứ sở hoa anh đào

Cách nuôi và chăm sóc cá vàng cá ba đuôi sống lâu

Bí kíp nuôi cá La Hán cho người mới tập chơi

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Top 10 loại cá dĩa đẹp được nhiều người yêu thích nhất
Bài sau
Những loại cá cảnh nước ngọt lớn được dân chơi cá ưa chuộng