Điều trị bệnh thối vây ở cá betta

(Cá Cảnh Mini) – Điều trị bệnh thối vây ở cá betta. Một trong những bệnh thường gặp nhất ở cá betta theo Cacanhmini.com là bệnh thối vây.

Bệnh này xảy ra khi hồ nuôi và nước trong hồ thường xuyên bị dơ, khiến cho cá betta bị căng thẳng và suy giảm khả năng miễn dịch bảo vệ trước các loại vi khuẩn xung quanh.

Điều trị bệnh thối vây ở cá betta

Nguy hiểm của bệnh này là có thể nhanh chóng làm hỏng vây ở cá. Cá betta mất đi vẻ tuyệt đẹp như xưa.

Thậm chí, chú cá của anh em ngày càng tả tơi, trông lờ đờ, chậm chạp. Vây mất màu, biến màu. Nguy hiểm hơn hết là anh em phải chia tay luôn với chú cá yêu thích.

Vậy làm thế nào để phát hiện cá bị bệnh thối vây càng sớm càng tốt? Và làm thế nào để điều trị bệnh thối vây ở cá betta?

Triệu chứng nhiễm bệnh thối vây ở cá betta

Triệu chứng đầu tiên khi cá nhiễm bệnh thối vây là bạn sẽ thấy phần viền ở vây cá sẽ nhanh chóng bị mất màu.

Ban đầu vây cá chuyển sang màu trắng, nâu, hoặc đỏ rồi lan nhanh sang toàn bộ ở phần vây cá.

Khi tình hình bệnh bắt đầu tồi tệ hơn, phần bị mất màu sẽ lây lan đến tia vây, thậm chí ở phần thân cá.

Đến mức này, nếu chủ nuôi không nhanh chóng điều trị cho cá, có thể sẽ làm hỏng hết toàn bộ phần vây cá, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập, thậm chí gây chết cá.

Anh em nào còn nuôi chung một số loài cá khác trong hồ thì theo Cacanhmini.com cũng nên nhanh chóng cách li cá betta càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm bệnh nhé.

Điều trị bệnh thối vây ở cá betta

Bước 1: cách ly cá betta bị bệnh

Trước hết, khi phát hiện cá bệnh, cần thiết nhất là bạn nên nhanh chóng vớt chú cá bị nhiễm bệnh ra một khay nước riêng.

Đồng thời cũng vớt các chú cá còn lại sang một hồ nước sạch khác. Lưu ý nên hạn chế dùng vợt chung để vớt tụi cá nhé. Vì như thế có thể tiếp tay cho bệnh lây nhiễm.

Bước 2: vệ sinh hồ cá

Đổ hết nước trong hồ cũ và vệ sinh hồ. Rửa hồ thật sạch bằng nước nóng. Kế đến dùng khăn lau sạch mọi ngóc ngách trong hồ.

Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh các phụ kiện, vật dụng trang trí hồ bằng cách ngâm trong nước nóng 10 phút rồi lấy ra phơi khô.

Bước 3: thay toàn bộ nước trong hồ

Khi hồ và các phụ kiện đã khô và sạch sẽ, chủ nuôi sắp xếp các vật trang trí vào trong hồ trước.

Nếu bạn không sử dụng hệ thống nước tuần hoàn thì thay toàn bộ bằng nước lọc hoặc nước đã khử clo, nhiệt độ nước ở mức xấp xỉ 27 độ C. 

Ngược lại, nếu có sử dụng hệ thống nước tuần hoàn thì chỉ thay 50% nước, sau đó, thử độ pH trong khoảng từ 7-8, nồng độ amoniac, nitrit và nitrat không được vượt quá 40 ppm thì thả cá betta vào.

Bước 4: sử dụng thuốc điều trị

Một số trường hợp, cá betta chỉ bị nhẹ, vừa mới nhiễm bệnh hoặc do chủ nuôi phát hiện sớm.

Sau khi thay nước và làm theo các bước trên, cá sẽ thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngược lại, nếu bệnh không thuyên giảm trong vòng vài ngày, bạn hãy dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm cho vào nước để diệt vi khuẩn gây thối vây.

Bênh cạnh đó cũng có thể tham khảo thêm một số loại thuốc chuyên trị bệnh thối vây dành cho cá betta.

Điển hình như thuốc Jungle Fungus Eliminator, Tetracycline, Maracyn, Maracyn II, Waterlife- Myxazin, MelaFix…

Đặc biệt lưu ý anh em nên xem kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và sử dụng theo đúng liều lượng ghi trên hộp thuốc.

Một biện pháp nữa cũng có thể khiến cá betta mau chóng khỏe lại là anh em nên dùng thêm máy sủi oxy.

Điều này sẽ cung cấp thêm oxy cho cá thở trong quá trình điều trị bệnh. 

Phòng bệnh thối vây ở cá betta

Phòng bệnh thối vây ở cá betta, quan trọng nhất là các anh em chủ nuôi nên thay nước và vệ sinh hồ thường xuyên.

Ổn nhất là tầm một lần mỗi tuần. Nếu trong tuần quá bận, anh em nên sắp xếp thời gian cuối tuần để thay nước cho hồ cá.

– Nếu anh em có dầu tràm tại nhà thì có thể nhỏ thêm từ 1-2 giọt vào nước trong hồ. Cách này sẽ giữ cho nước trong hồ luôn sạch sẽ và được khử trùng tốt nhất.

– À mà đừng quên bổ sung dinh dưỡng cho cá betta trong quá trình điều trị bệnh. Hãy dùng thức ăn tươi sống – món khoái khẩu của cá betta – để giúp cá đổi vị và sung sức lên.

– Lưu ý cuối cùng mình muốn chia sẻ với các anh em. Anh em không nên nuôi nhiều cá trong hồ.

Vì cá betta là loài hiếu chiến rất cao, cá sẽ dễ bị stress, căng thẳng và mắc bệnh. 

Hoàng Tâm – Nguồn Cacanhmini.com

Cacanhmini sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh ở cá betta:

Dấu hiệu nhận biết cá betta bị bệnh

Cá betta không sung xử lý ra sao?

Hướng dẫn cách cứu cá betta hấp hối

Kinh nghiệm nuôi cá betta sống lâu hơn

Nuôi cá betta chung với cá nào?

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Cá betta fancy màu sắc của các loài hoa
Bài sau
Hướng dẫn cách cứu cá betta hấp hối