Tổng hợp bệnh ở cá Koi và cách điều trị dứt điểm

(Cá Cảnh mini) Cá Koi được mệnh danh là quốc ngư – loài cá cảnh nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc.

Thề nhưng, khi nuôi cá Koi ở môi trường nước không đảm bảo vệ sinh, không sạch sẽ, cá Koi rất dễ bị nhiễm bệnh.

Blog Cá Cảnh Mini tổng hợp các bệnh thường gặp nhất ở cá Koi và chia sẻ với anh em cách điều trị dứt điểm.

Tổng hợp bệnh ở cá Koi và cách điều trị dứt điểm

Bệnh đốm trắng ở cá Koi

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở cá Koi.

Trên thân cá xuất hiển các đốm trắng, giống như hạt muối và lây lan nhanh chóng sang các bộ phận khác.

Do chúng sống bầy đàn nên khi một em mắc bệnh có thể lây lan sang những con khác.

Cách tốt nhất khi phát hiện bệnh, chủ nhân nên cách ly em cá Koi bị bệnh ra hồ nuôi riêng.

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng đa phần là do nguồn nước không hợp vệ sinh, không sạch sẽ.

Nấm trắng sẽ dính chặt trên da của cá Koi, khiến cá yếu dần…

Gợi ý cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá Koi

Trước hết, bạn cần nhiệt độ nước trong bể cá Koi.

Đồng thời, duy trì ở mức 27 độ C. Sau đó, tăng dần nồng độ muối trong bể 0,5%/ngày.

Kết hợp pha thêm vài giọt thuốc xanh methylen vào bể cá (khoảng 3 đến 5 giọt tùy theo thể tích bể).

Đặc biệt lưu ý thay nước 1 lần/ngày đến khi cá khởi sắc hơn.

À thuốc xanh methylen, anh em có thể dễ dàng tìm thấy tại các tiệm thuốc tây nhé.

Bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Biểu hiện cá Koi mắc bệnh đốm là là trên thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ. Vẩy cá rụng thành từng mảng.

Bên cạnh đó, chú cá Koi của các anh em cũng có dấu hiệu như bỏ ăn, bơi lờ đờ.

Khi bệnh nặng có thể khiến vây bị rách hay cụt dần. Một số em còn bị lở loét, có mủ và nấm ký sinh, mắt lồi xuất huyết, mang tái nhợt…

Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ là do vi khuẩn hình que Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra.

Cá Koi thường mắc bệnh vào khoảng tháng 3-4 âm lịch hoặc tháng 8-9 âm lịch.

Gợi ý cách điều trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Nếu anh em nuôi cá Koi ở ao hay hồ có kích thước lớn, hãy thay nước và bón vôi bột hòa nước, rải đều khắp ao.

Liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để tăng độ pH trong nước.

Nếu nuôi cá Koi ở hồ có kích thước nhỏ, có thể dùng muối với với tetraxilin.

Theo liều lượng 1 khối nước = 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối. Dùng liên tục trong 3 ngày.

Bệnh xù vảy Dropsy ở cá Koi

Cá Koi mắc bệnh xù vảy sẽ có biểu hiện như thân cá sưng lên, mắt lồi, vảy cá bị xù và có hình dáng như một nón thông.

Ngoài ra, cá Koi cũng ăn ít đi và thường xuyên bơi gần mặt nước, nơi có nhiều oxy.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xù vảy ở cá Koi có thể là do cá bị nhiễm vi khuẩn gây chảy máu từ bên trong.

Hoặc có ký sinh trùng, khối u trong cá phát triển làm sưng lên.

Thêm vào đó, ký sinh trùng có thể làm mất chức năng thận, khiến cá Koi không đào thải được chất cặn bẩn tích tụ trong cơ thể.

Bệnh xù vảy Dropsy ở cá Koi

Gợi ý cách điều trị bệnh xù vảy Dropsy ở cá Koi

Để điều trị bệnh xù vảy Dropsy ở cá Koi, anh em cần dùng khoảng 6 kg muối hòa với 1m3 nước.

Sau đó cho cá vào ngâm 5 phút và thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày.

Bệnh sán da, sán mang ở cá Koi

Rồi bệnh này cũng hay gặp ở cá Koi đây. Bữa thấy mấy video anh em chụp cá Koi bơi lạng lách chuyên nghiệp kiểu như đua xe tốc độ cao.

Để ý kỹ thì sẽ thấy cá thường cựa mình vào đáy hồ hay thành hồ. Hoặc có khi còn nhảy mình ra khỏi nước.

Cá Koi của anh em có thể đã mắc bệnh sán da hay sán mang. Khi bệnh trầm trọng hơn, sán có thể hút máy cá gây ra ghẻ lở, thủng mang.

Nếu chủ nhân không phát hiện bệnh và điều trị sớm, cá sẽ nhanh chóng đoàn tụ với ông bà, anh em ạ.

Nguyên nhân gây bệnh sán da, sán mang là do nguồn nước có chất lượng kém hoặc bị nhiễm bẩn.

Hàm lượng oxy trong hồ kém, nồng độ chất hưu cơ cao.

Bệnh sán da, sán mang ở cá Koi

Gợi ý cách điều trị bệnh sán da, sán mang ở cá Koi

Dùng thuốc praziwantel.

Ngâm ở liều lượng 2g/1m3. 2 liều cách nhau 2 ngày.

Lưu ý là anh em nên thay nước khoảng 20-30% trước khi dùng thuốc.

Bệnh lở loét ở cá Koi

Mấy em cá Koi tinh nghịch có thể va chạm vào đâu đó rồi bị nhiễm khuẩn vết thương.

Nặng hơn là nhiễm trùng rồi xuất hiện các vết lỏ loét trên da.

Nếu chủ nuôi không phát hiện và điều trị sớm, cá sẽ sớm “đi bán muối.”

Bệnh lở loét ở cá Koi

Gợi ý cách điều trị bệnh lở loét ở cá Koi

Khi em nào bị bệnh này thì anh em bắt hẳn em đó ra.

Dùng thuốc gây mê và lấy tăm bông thấm thuốc tím đậm hoặc thuốc tetra thoa lên các vết lỏ loét để sát trùng cho cá.

Bệnh rận cá ở cá Koi

Rận cá có thể ký sinh trên da, thân, vây, mang hay thậm chí trong khoang miệng. Anh em nên kiểm tra kỹ ở cá nha.

Mấy con rận này hút máu và tiết chất độc làm cá Koi bị thương và sưng đỏ.

Rận thường hút máu vào ban đêm nên cá Koi rất ngứa ngáy và khó chịu, có thể bơi nhảy lung tung ra ngoài hồ.

Nguy hiểm hơn là sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác hoặc nấm và ký sinh trùng gây bệnh.

Bệnh rận cá ở cá Koi

Gợi ý cách điều trị bệnh rận cá ở cá Koi

Anh em cũng bắt cá Koi bị rận lên và dùng nhíp y tế, gắp rận ra khỏi thân cá. Sau đó, thấm dung dịch diệt khuẩn lên vết thương.

Và làm liên tục trong 7 ngày cho đến khi cá khỏi. Các dung dịch diệt khuẩn, anh em có thể tham khảo thuốc tím, bentadine, povidine, iodine…

Bệnh thối đuôi ở cá Koi

Phần đuôi ở cá Koi bị sưng và viêm, bong tróc. Trường hợp nặng hơn cá có thể bị hoại tử hay thối rữa, gốc vây đuôi ứ máu.

Bệnh thối đuôi do vi khuẩn Myxcobacteria và nấm mốc gây ra. Bệnh này để lâu, không chữa trị kịp thời cũng có thể khiến cá Koi…

Nói sao nhỉ, à, khiến chú cá Koi của anh em không còn thuộc về thế giới này nữa. :)) Tôi đùa chút thôi. :))

Trở lại nguyên nhân gây bệnh có thể là do chủ nhân nuôi cá quá nhiều.

Máy lọc nước không đảm bảo, khiến chất lượng nước kém.

Một nguyên nhân khác do chất thải của cá bị tích tụ, gây bùng phát bệnh.

Bệnh thối đuôi ở cá Koi

Gợi ý cách điều trị bệnh thối đuôi ở cá Koi

Anh em mua thuốc Oxytetracyline.

Lấy khoảng 5-8 viên pha với 100 lít nước.

Cá nào bệnh anh em cho vào ngâm 30 phút để khủ trùng và diệt vi khuẩn nhé.

Tác giả: H.V – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá Koi anh em đừng bỏ lỡ:

Cá Koi Nhật Bản quốc ngư đẹp xứ sở hoa anh đào

Đặc điểm và các loại cá chép Koi thường gặp

Kinh nghiệm nuôi cá Koi khỏe mạnh

Cá Koi mini giải pháp khi bạn không có sân vườn

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư
Bài sau
Bí kíp nuôi cá La Hán cho người mới tập chơi