Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh

(Cá Cảnh mini) Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh.

Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh là thắc mắc của nhiều anh em chơi thủy sinh.

Cacanhmini.com mang đến cho bạn những thông tin cực kỳ hữu ích sau đây.

Đồng thời Blog Cá Cảnh cũng chia sẻ với các bạn kinh nghiệm chọn đèn led cho hồ thủy sinh.

Và gợi ý một số mẫu đèn led được ưa chuộng trên thị trường.

Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh.

1. Công dụng của đèn chiếu sáng với hồ thủy sinh

Khi lắp đặt đèn chiếu ánh sáng vào bể cá bể thủy sinh sẽ đem đến nguồn ánh sáng tự nhiên cho bểồ thủy sinh.

Nếu anh em sử dụng thời gian chiếu sáng chính xác sẽ giúp các em cá cưng khỏe mạnh và lên màu tốt hơn.

Đặc biệt góp phần biến đổi hồ thủy sinh trở thành một môi trường tự nhiên cho các loại cá trong hồ.

Với những hồ thủy sinh lắp đặt ngoài trời, anh em có thể không thiết phải sử dụng thêm đèn.

Mặc dù một số anh em có điều kiện vẫn lắp đặt thêm hệ thống đèn trang trí để hồ cá ngoài trời thêm phần lung linh vào ban đêm.

2. Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh

Bật đèn từ 8 đến 12 tiếng một ngày cho hồ thủy sinh

Đối với những bể thủy sinh có trồng các loại cây thủy sinh như Trân châu ngọc trai, trân châu Nhật… Và có số lượng bóng đèn ít.

Thì nên bật đèn từ 8 đến 12 tiếng một ngày cho hồ thủy sinh.

Thời gian bật đèn như vậy sẽ giúp cho cây phát triển, đủ ánh sáng, hạn chế rong rêu và giúp hồ thủy sinh sạch hơn.

Lưu ý là với những cây thủy sinh có khả năng hút chất dinh dưỡng mạnh thì không nên bật đèn chiếu sáng quá nhiều và chiếu sáng liên tục.

Vì nhóm cây này yếu và thường phát triển không ổn định. Trong bể thủy sinh dễ khiến rêu sinh trưởng nhiều hơn.

Bật đèn ngắt quãng 4 tiếng một ngày cho hồ thủy sinh

Đối với những bể thủy sinh trồng những cây thủy sinh như các loại dương xỉ thủy sinh, hoặc rêu thủy sinh, rong thủy sinh…

Đặc biệt là những loại cây chậm phát triển thì sẽ thích hợp bật đèn ngắt quãng 4 tiếng vào buổi sáng và tối.

Tuy nhiên, điểm hạn chế là bật đèn ngắt quãng như vậy sẽ không phù hợp với các bể thủy sinh theo phong cách Hà Lan.

Hoặc những bể thủy sinh có trồng nhiều loại cây đa dạng trong bể. Khi bật đèn ngắt quãng có thể làm các cây thiếu ánh sáng, phát triển không đồng đều gây mất thẩm mỹ.

Lưu ý khi bật đèn chiếu sáng cho bể thủy sinh

Tùy theo từng loại cây thủy sinh, số lượng cây thủy sinh, diện tích bể mà bạn nên điều chỉnh đèn và bố trí chiếu sáng cho phù hợp.

Những cây cần ít ánh sáng nên bố trí ở vị trí khuất để ánh đèn không chiếu nhiều đến chúng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là vào mùa hè, hồ thủy sinh thường cần ít ánh sáng hơn so với mùa mưa.

Ngược lại, vào mùa mưa, nhiệt độ thấp, có lẽ hồ thủy sinh cần chiếu sáng nhiều hơn một chút.

Thời gian mở đèn cho hồ thủy sinh

3. Kinh nghiệm chọn đèn led cho hồ thủy sinh

Sau đây là những điều anh em cần xem xét đến trước khi chọn mua đèn phù hợp với hồ thủy sinh:

Công suất của đèn

Tùy theo kích thước của từng bể, anh em lựa chọn đèn chiếu sáng phù hợp. Nhìn chung, đèn LED là thích hợp nhất và thực sự dành riêng cho bể thủy sinh.

Trên thị trường cũng có dạng đèn huỳnh quang. Dù khá phổ biến nhưng anh em cần lựa chọn loại phù hợp.

Lưu ý là không nên sử dụng đèn neon hay đèn metal. Vì hai loại đèn này có công suất cao, nguồn ánh sáng quá mạnh.

Theo kinh nghiệm của Blog Cá Cảnh Mini, nếu anh em dùng hai loại đèn này và chiếu sáng trong thời gian dài. Có thể khiến cá cảnh bị ảnh hưởng do phải chịu nhiệt quá nhiều…

Cách tốt nhất dành cho những anh em nào mới chơi cá và chưa có nhiều kinh nghiệm. Thì nên tìm hiểu thêm và trang bị kiến thức khi nuôi cá trong hồ thủy sinh.

  • Công suất đèn từ 15 đến 25W sẽ thích hợp với bể thủy sinh có chiều dài khoảng 30cm.
  • Công suất đèn từ 50 đến 100W sẽ phù hợp với bể thủy sinh có chiều dài khoảng 60cm.
  • Công suất đèn từ 100 đến 200W sẽ phù hợp với bể thủy sinh có chiều dài khoảng 90cm.

Giá cả

Như Blog Thủy Sinh Cacanhmini đã chia sẻ với anh em ở phần trên. Thị trường hiện nay có nhiều loại đèn với giá cả khác nhau.

Tùy thuộc vào kích thước và chiều dài của bóng đèn. Tuy nhiên, giá thông thường sẽ dao động trong khoảng vài chục ngàn.

Nhiều loại bóng đèn chuyên dụng dành riêng cho hồ thủy sinh sẽ có giá cao hơn. Có khi lên đến vài triệu hay vài chục triệu đồng. 

Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh.

4. Gợi ý một số mẫu đèn led được ưa chuộng trên thị trường

Đèn Led thủy sinh Aquablue

Đèn Led thủy sinh Aquablue là sản phẩm ở phân khúc tầm trung, được sử dụng rộng rãi. Mẫu đèn này có giá cả phải chăng và chất lượng tốt.

Đèn có nhiệt độ màu là 10000k nên có thể sử dụng cho hầu hết các loại cây thủy sinh trong bể.

Thiết kế mỏng kết hợp với chất liệu máng nhôm nguyên khối.

Đặc biệt có nhiều kích cỡ dao động từ 30cm đến 60cm. Rất đa dạng để bạn dễ dàng lựa chọn phù hợp với bể thủy sinh của mình.

Đèn Led thủy sinh Odyssea Slim X

Đèn Led thủy sinh Odyssea Slim X là sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng. Giá thành phải chăng, chất lượng tốt.

Dù có giá thành phải chăng nhưng đèn Led thủy sinh Odyssea Slim X có thiết kế đẹp tinh tế, chân đế có thể thay đổi độ cao, mức độ quang phổ chuẩn hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc.

Đèn led thủy sinh Chihiros dòng A Series

Đèn led thủy sinh Chihiros dòng A Series thuộc thương hiệu cao cấp Chihiros nhưng có giá tầm trung.

Thiết kế mỏng, chân gác bằng chất liệu mica. Nhiệt độ của đèn là 8000k thích hợp với đa số các loại cây trong hồ thủy sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm Blog Cá Cảnh Ca canh mini chia sẻ với các anh em.

Hy vọng anh em tìm được mẫu đèn led phù hợp với hồ thủy sinh. Cũng như bật đèn chiếu sáng thích hợp nhất với bể thủy sinh của mình.

Ngoài ra, nếu bạn có kinh nghiệm chơi thủy sinh hay ho, hãy chia sẻ ngay với các anh em khác và Blog Cá Cảnh Mini qua phần bình luận bên dưới.

Tác giả: Tony – Nguồn Cacanhmini.com

Tổng hợp các kinh nghiệm chơi thủy sinh trên Blog Cá Cảnh Blog Thủy Sinh Cacanhmini:

Hướng dẫn nuôi cá kết hợp trồng sen trong bể cá mini

Kinh nghiệm trang trí bể cá chọn mua phụ kiện thủy sinh

Những phong cách thủy sinh đỉnh của đỉnh

Các loại dương xỉ thủy sinh được trồng nhiều nhất

Tổng hợp những loại cỏ thủy sinh đẹp được yêu thích nhất

Gợi ý những cây thủy sinh không cần ánh sáng

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Những loại thức ăn cho cá thủy sinh dinh dưỡng cao
Bài sau
Cách làm bể cá bằng kính đơn giản dễ thực hiện