Bí kíp nuôi cá thần tiên cá ông tiên toàn tập

Bí kíp nuôi cá thần tiên cá ông tiên toàn tập từ A đến Z

Cá thần tiên hay còn được gọi với cái tên khác là cá ông tiên. Với tên tiếng anh là Pterophyllum Scalare, cá thần tiên, cá ông tiên vốn dĩ là loài cá nước ngọt. Loài cá này sống chủ yếu trong các khu rừng nguyên sinh. Hiện nay, chúng được rất nhiều người trên thế giới yêu thích. Cacanhmini.com chia sẻ với 500 anh em bí kíp nuôi cá thần tiên cá ông tiên toàn tập có một không hai. Và đặc biệt chỉ có tại Blog Cá Cảnh Mini.

1. Giới thiệu về cá ông tiên cá thần tiên

Loài cá này có đặc điểm là sống theo bầy đàn, với một đàn khoảng từ 4 đến 5 con. Lần đầu chúng xuất hiện ở Nam Mỹ, sau đó được nhiều người nhân giống và đem đến châu Âu. Từ năm 1820 cho đến nay, cá ông tiên, cá thần tiên rất được mọi người trên thế giới yêu thích. Chúng được nghiên cứu và phối giống với nhiều loài cá khác nhau. Điều này làm cho số lượng của chúng ngày càng tăng lên, cũng như tạo nên nhiều cá thể độc đáo.

Hiên nay, phải nói là cá thần tiên, cá ông tiên có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới. Và đặc biệt được anh em chơi cá cảnh Việt Nam yêu thích, tìm hiểu cách nuôi, lai tạo cũng như kinh doanh loài cá cảnh này.

2. Đặc điểm của cá ông tiên cá thần tiên

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ phát hiện cá thần tiên, cá ông tiên bơi theo chiều dọc. Nhiều người cũng nhầm tưởng loài cá này với cá đĩa. Tuy nhiên, cá thần tiên có vẻ ngoài tròn và hơi mập. Phần vây lưng trên và vây lưng dưới dài và mỏng giúp chúng dễ dàng di chuyển trong nước. Dáng bơi có vẻ nhẹ nhàng và từ tốn hơn. Khi quan sát trực diện, toàn bộ phần thân và phần vây gộp lại trông giống như hình tam giác.

Sau khi nuôi cá ông tiên khoảng 1 năm, bạn sẽ thấy cá phát triển toàn diện về chiều dài của cơ thể. Thông thường chiều dài của cá có thể dao động từ 12cm đến tối đa là 15cm. Bên cạnh đó, cũng còn tùy thuộc vào điều kiện sống mà cá thần tiên phát triển hình dáng và màu sắc khác nhau.

Xem thêm Cá thần tiên cá ông tiên được nhiều người yêu thích

3. Các loại cá thần tiên cá ông tiên

Cá thần tiên kim sa vàng

Cá thần tiên kim sa vàng sở hữu vẻ ánh vàng phủ trên toàn bộ cơ thể. Từ phần thân, bụng, đầu cho đến phần vây cá. Nhìn chung, kích thước của chúng cũng cỡ những con cùng loại. Và tụi này cũng thích sống bầy đàn, theo đàn từ 4-5 con.

Cá ông tiên Ai cập (Cá thần tiên ngựa vằn)

Cá ông tiên ngựa vằn sẽ có các sọc ở phần thân. Thông thường là từ 3 đến 4 vạch. Chúng có dáng bơi rất uyển chuyển. Dưới ánh đèn chiếu vào, bạn sẽ thấy ánh sáng trên thân chúng phản chiếu lại khá bắt mắt.

Cá thần tiên xanh đỏ mặt

Cá ông tiên xanh này sở hữu màu xanh và có một vài sọc đen trên thân. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành phát triển toàn diện, chúng sẽ xuất hiện màu đỏ trong mắt. Một số em có khả năng đổi màu cơ thể thành sáng hoặc tối.

ca-than-tien-6
Các loại cá thần tiên cá ông tiên

Cá ông tiên Koi

Nhiều anh em cho biết, loài cá thần tiên Koi có giá trị cao hơn hẳn cá ông tiên truyền thống. Với phần đầu có màu cam đậm, phần lưng và đuôi có đốm đen, phần thân hơi tròn. Đặc biệt, vây lưng và bụng dài có màu trong suốt.

Ngoài ra vẫn còn những loài cá ông tiên có màu sắc khác như:

Cá thần tiên đen

Cá thần tiên đen với đa phần là màu đen bao phủ toàn bộ cơ thể.

Cá ông tiên Albino

Xem chi tiết Điểm danh các loại cá thần tiên cá ông tiên

4. Chuẩn bị môi trường sống cho cá thần tiên

Để nuôi cá thần tiên, bạn nên chọn hồ có kích thước tương đối rộng rãi để tụi nó bơi lội. Bên cạnh đó, xem xét đặt hồ ở nơi thoát mát, yên tĩnh, không chịu ảnh hưởng từ nắng và mưa.

Theo bí kíp nuôi cá thần tiên cá ông tiên toàn tập trên Blog Cá Cảnh Mini. Cách tốt nhất là mỗi tuần anh em nên thay 1/4 nước trong hồ. Và sử dụng máy sủi oxy ở mức nhẹ, vừa phải. Không nên thay toàn bộ nước vì cá thần tiên khá nhạy cảm với môi trường. Cá có thể bị sốc hoặc chết.

5. Thức ăn cho cá thần tiên cá ông tiên

Thức ăn của chúng đa phần là những loại thức ăn dạng mảnh. Chúng cũng có thể ăn được cả sâu, giun, ấu trùng, côn trùng, các loại cá nhỏ hay tép nhỏ… Thậm chí là với những em cá bảy màu nhỏ nhắn xinh xắn cũng có thể trở thành mồi ngon cho cá ông tiên. Cá thần tiên sẵn sàng rỉa các em bảy màu nhỏ xinh cho đến chết rồi ăn thịt. Do đó, anh em cần lưu ý khi muốn nuôi cá thần tiên chung với các loại cá nhỏ xinh khác nhé.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cá thần tiên có khả năng nhịn đói lâu. Có thể nhịn đói đến 2 tuần. Tuy nhiên, anh em cũng không nên thử sức chúng bằng cách cho tụi nó nhịn đói hẳn 2 tuần nhé! Nhịn đói quá lâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá thần tiên cá ông tiên. Chỉ trừ trường hợp do anh em bận quá hoặc đi công tác vài ngày. Lỡ quên cho ăn thì cá thần tiên vẫn có thể sống sót được.

Cũng có một vài trường hợp đặc biệt với những em cá thần tiên cá ông tiên sang chảnh. Các em ấy không thích hoặc rất ít khi chịu ăn các loại thức ăn khô dạng viên. Toàn đòi ăn các loại thức ăn tươi sống như Cacanhmini.com kể ở trên. Anh em nào rơi vào trường hợp đặc biệt cá thần tiên cá ông tiên kén ăn thì cũng chịu khó lo cho các em ấy nhé. Ahihi.

Xem thêm Thức ăn cho cá thần tiên cá ông tiên

6. Những bệnh thường gặp ở cá thần tiên và cách chữa trị

Dù cá thần tiên hay còn gọi là cá ông tiên là loại cá có tuổi thọ tương đối cao. Với điều kiện sống tốt, có thể sống đến 8 hoặc 9 năm. Tuy nhiên, nếu nuôi cá không đúng cách thì cá thần tiên có thể mắc một số bệnh thường gặp. Đi kèm với đó là tỉ lệ tử vong cao. Blog Cá Cảnh Mini tổng hợp và chia sẻ với các anh em những bệnh thường gặp nhất ở cá thần tiên và cách chữa trị.

Cá thần tiên bị bệnh đốm trắng

Nguyên nhân và triệu chứng ở bệnh đốm trắng

Bệnh Exophthalmia làm cho cá thần tiên bị nổi các đốm đen. Thì bệnh đốm trắng lại làm cho cá thần tiên bị nổi các đốm trắng.  Các đốm này có thể mọc khắp mình cá và lan ra các vây. Nguyên nhân chính là do các loại ký sinh trùng gây ra. Hoặc do nồng độ Amoniac NH3 tăng cao trong nước cũng có thể gây ra bệnh. Khi phát hiện cá ông tiên bị bệnh đốm trắng, anh em cần cách ly cá nhiễm bệnh ra một bể riêng ngay. Nhằm hạn chế lây lan với các em cá khác trong bể.

Cách chữa bệnh đốm trắng cho cá thần tiên

Để chữa bệnh đốm trắng cho cá thần tiên, anh em chủ nuôi dùng thuốc tím hoặc tetra muối hột ít bonsoi. Đồng thời, có thể áp dụng thêm một số phương pháp trị bệnh vật lý. Chẳng hạn như tăng nhiệt độ nước lên từ 32 đến 35 độ C trong vòng từ 4 đến 6 ngày.

Cá thần tiên bị bệnh Exophthalmia

Nguyên nhân và triệu chứng ở bệnh Exophthalmia

Bệnh Exophthalmia là một bệnh khiến cá thần tiên bị nổi các đốm đen. Có thể bị mất vây, nổi u, cơ thể bị xuất huyết bên trong. Nguyên nhân gây ra bệnh Exophthalmia là do chủ nuôi không vệ sinh bể cá và thay nước thường xuyên. Dẫn đến cá ông tiên bị nhiễm trùng do các loại ký sinh trùng gây ra. Nặng hơn, cá thần tiên có thể bị nổ mắt do bị đục thủy tinh thể.

Cách chữa bệnh Exophthalmia cho cá thần tiên.

Ở bệnh Exophthalmia, anh em chủ nuôi cần dọn vệ sinh bể cá cũng như thay nước trong bể cá thần tiên. Ngoài ra, có thể dùng thêm một số thuốc sát khuẩn, các loại thuốc chuyên dụng để chữa trị bệnh cho cá.

Cá thần tiên bị bệnh tuyệt thực

Nguyên nhân và triệu chứng ở bệnh tuyệt thực

Ở bệnh tuyệt thực, cá thần tiên gần như không muốn ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng. Cá bơi chậm, lờ đờ. Quan sát kỹ khi cho ăn, trong khi đàn cá ông tiên tập trung lại và chờ chủ nhân thả thức ăn xuống. Thì một em khác tự động tách bầy và rời đàn bỏ đi riêng lẻ, bỏ cả ăn luôn.

Các chữa bệnh tuyệt thực cho cá thần tiên

Để điều trị bệnh tuyệt thực cho cá thần tiên, trước hết anh em cần duy trì nhiệt độ nước ở mức 30 độ C. Quan sát kỹ bầy cá thần tiên cá ông tiên khi cho ăn. Đặc biệt, cần đổi nguồn thức ăn cho cá thần tiên.

Nếu anh em luôn cho chúng ăn các loại thức ăn khô dạng viên trong thời gian dài. Hãy thử đổi các món ăn tươi sống xem sao. Chẳng hạn như tép nhỏ hay côn trùng cắt nhỏ, sâu hay ấu trùng… Như vậy có thể thu hút được sự chú ý của em cá thần tiên đang chán ăn và mất cảm giác ngon miệng với các loại thức ăn cũ.

Xem chi tiết Cách chữa các bệnh thường gặp ở cá thần tiên

9. Quá trình sinh sản của cá thần tiên cá ông tiên

Cá cái có thể đẻ trứng trên giá thể. Cá đực theo sau tưới tinh lên trứng. Quá trình này có thể diễn ra trong vòng từ 20 đến 30 phút.

Một số chú cá thần tiên trống có thể sẽ dùng vây ngực quạt lên trứng. Hành động này vừa giúp cung cấp oxy cho trứng, vừa loại sạch bụi bẩn, hạn chế nấm mốc xung quanh trứng.

Một cô nàng cá thần tiên mái khỏe mạnh có thể đẻ từ 500 trứng cho đến cả ngàn trứng. Thông thường, trứng có màu trắng trong. Sau 12 giờ, trứng bị hư sẽ chuyển sang màu trắng đực. Sau 48 giờ, khi quan sát kỹ anh em sẽ thấy số lượng trứng bị hư tăng lên và hiện rõ màu trắng đực. Với những trứng bị hư, cá bố mẹ sẽ xơi tái luôn. Hoặc khi đàn cá con nở hết, cá bố mẹ sẽ ăn những quả trứng hư còn lại.

Sau khoảng 60 giờ, những trứng nào đã được thụ tinh thành công sẽ xuất hiện các đốm đen nhỏ. Rồi nở thành cá con. Đàn cá thần tiên bột ban đầu sẽ bám vào giá thể và duy trì sự sống bằng cách dùng chất dinh dưỡng trong noãn cầu. Những em nào chẳng may rơi xuống sẽ được cá bố mẹ dùng miệng gắp lại vào giá thể.

Sau khoảng 2 ngày, cá con tách ra khỏi giá thể và bơi lội tung tăng. Và anh em đã thành công khi có đàn cá ông tiên bột dễ thương rồi. :))

ca-than-tien-ban-nguyet-3
Quá trình sinh sản của cá thần tiên cá ông tiên

Lưu ý khi cho cá thần tiên cá ông tiên sinh sản

Nếu không có nhiều thời gian, anh em có thể giã nhuyễn các loại thức ăn khô để cho đàn cá bột ăn. Thế nhưng, lưu ý là không nên cho cá ăn cũng như không thay nước cho đến khi đàn cá con biết bơi lội tung tăng. Ngoài ra cũng không nên di dời ổ trứng của cá thần tiên cá ông tiên khi đã quá 24 giờ.

Bên cạnh đó, có thể chuẩn bị hồ ấp trứng khoảng 20 lít nước. Và khi cá mẹ đẻ xong, 30 phút sau đó, có thể sử dụng thêm dung dịch xanh methylen theo liều lượng 3-4 giọt/20 lít nước. Mục đích của việc này là để khử trùng và hạn chế tình trạng trứng bị nấm mốc.

Xem chi tiết Cách nuôi cá thần tiên cá ông tiên sinh sản

10. Nuôi cá thần tiên cá ông tiên chung với cá nào?

Cá thần tiên cá ông tiên thực chất có thể ăn động vật là những loại cá con nhỏ hay tép nhỏ. Chúng cũng ăn các loại quả hay hạt từ trên cây rơi xuống. Cá thần tiên có thể ăn cả cá con. Thậm chí nếu bạn nuôi chung với cá bảy màu, cá ông tiên có thể rỉa bảy màu cho đến chết rồi xơi tái luôn.

Tụi cá ông tiên cá thần tiên cũng không dễ thương và hiền lành như tên gọi của tụi nó đâu nhé! Nên bạn cần phải thận trọng và lưu ý khi nuôi cá thần tiên cá ông tiên chung với các loài cá nhỏ hiền lành khác. Ngoài ra, không nên nuôi cá thần tiên chung với cá nóc cảnh. Vì cá nóc có thể rỉa hết đuôi của cá ông tiên. Tụi nó sẽ trơ trọi và mất hết vẻ đẹp vốn có.

Dưới đây là các loài cá khá là thích hợp để nuôi cùng cá thần tiên, cá ông tiên trong bể thủy sinh. Anh em đã thử nuôi cá thần tiên cùng các loài cá này chưa? Cacanhmini.com đảm bảo là bể thủy sinh của anh em sẽ cực kỳ sinh động và đẹp mắt cho coi. 

Cá Neon hay cá Neon dạ quang

Cá Neon hay còn gọi là cá neon tetra, cá phát sáng, cá huỳnh quang, cá neon dạ quang. Đặc điểm nổi bật nhất của loài cá này là sở hữu hai sọc xanh và đỏ chạy dọc trên thân. Phần vảy cũng lấp lánh ánh bạc. Tuy nhiên, anh em nên lưu ý là chỉ khi sống trong môi trường nước sạch. Và có không gian để bơi lội, cũng như được cung cấp đầy đủ oxy thì cá huỳnh quang mới đẹp và phát ra ánh sáng rực rỡ.

Trên thị trường hiện nay có 5 loại cá Neon xinh đẹp. Cá Neon xanh, cá Neon vua, cá Neon đen, cá Neon cam và cá Neon hoàng đế. Loài cá này cũng có kích thước khá nhỏ và thường sống theo bầy đàn. Khi trưởng thành chỉ đạt kích thước từ khoảng 3 đến 4 cm. Và cực kỳ thích hợp để nuôi cùng cá thần tiên cá ông tiên cho vui cửa vui nhà. 

Cá sọc ngựa hay cá ngựa vằn

Cá sọc ngựa còn có tên gọi khác là cá ngựa vằn, tên khoa học là Danio Rerio. Loài cá này có thân hình mỏng và dẹp ở hai bên, kích thước không quá 6cm. Phần đầu có hai râu hướng về phía trước. Cá sọc ngựa còn có khá nhiều màu sắc khác nhau. Dễ gặp nhất là cá sọc ngựa xanh thường được bày bán tại các tiệm cá cảnh. Ngoài ra còn có cá sọc ngựa đỏ, cá sọc ngựa xanh dạ quang, cá sọc ngựa vàng neon, cá sọc ngựa tím, cá sọc ngựa cam…

Ưu điểm của mấy em này là rất dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường, đặc biệt phù hợp với những anh em mới tập chơi cá. Tụi này thường bơi ở tầng nước trên, gần sát mặt nước. Do đó, anh em có thể nuôi chung tụi nó với các loài cá khác, đặc biệt là cá thần tiên hay cá ông tiên. Cá ngựa vằn cũng phàm ăn và ăn rất khỏe, ít khi bị bệnh, sống được trong hồ cá nhỏ hoặc trong môi trường thiếu oxy.

Cá hoàng kim vàng full toàn thân

Cá hoàng kim được nhiều anh em cho rằng có họ với loài cá bình tích, cá trân châu. Một số anh em cũng gọi cá hoàng kim bằng nhiều tên khác như cá bình tích trân châu hoàng kim hay cá bình tích hoàng kim.

Cá hoàng kim là dòng cá có màu vàng full toàn thân. Rất đẹp mắt với ánh kim bao phủ trên toàn bộ cơ thể. Thế nhưng, có vẻ như dòng màu vàng full toàn thân ít được bán hơn tại các tiệm cá cảnh. Anh em có thể dễ dàng tìm thấy hơn loại cá hoàng kim vàng đen, có lốm đốm vài chấm màu đen trên cơ thể.

Cá hồng kim đuôi kiếm

Cá Hồng Kim đuôi kiếm trên thân thường có màu đỏ hoặc một chút pha trộn của một số màu sắc khác như cam đỏ, hồng đỏ… Và đặc biệt có chiếc đuôi nhọn hoắc dài thướt tha, trông giống như những cây kiếm.

Cá Hoàng Kim và cá Hồng Kim nhìn chung đều là những loài cá nhỏ dễ nuôi. Bản tính của chúng cũng khá ôn hòa, dễ thích nghi, Đặc biệt sống thân thiện với các bạn cá khác như cá thần tiên cá ông tiên. Chúng cũng rất thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh, có nhiều cây cối và không gian rộng rãi cho cá bơi lội. 

Xem thêm Cá thần tiên nuôi chung với cá nào

ca-than-tien-ban-nguyet-2
Nuôi cá thần tiên cá ông tiên chung với cá nào

Các loại cá dọn bể

Nếu anh em vẫn còn băn khoăn cá thần tiên nuôi chung với cá nào. Thì các loại cá dọn bể chính là lựa chọn khỏi cần suy nghĩ. Theo Blog Cá Cảnh Mini là như vậy. 

Lựa chọn số 1 là các anh chàng cá chuột

Anh em có thể gọi mấy anh chàng cá chuột là đội quân dọn vệ sinh tầng đáy. Bọn chúng chuyên ủi tầng đáy, ăn thức ăn dư thừa và giữ cho nước trong hồ luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, cá chuột cũng có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như cá chuột sọc, cá chuột sao, cá chuột cafe, cá chuột Thái cầu vồng… Rất dễ nuôi chung cùng cá thần tiên trong hồ thủy sinh.

Đứng thứ 2 là các em cá tỳ bà hay cá lau kính

Cá lau kính hay cá lau kiếng, nhiều anh em dân chơi cá cảnh gọi vui là cá tỳ bà, cá mặt quỷ. Thức ăn của loài cá này là tảo, rêu, các loại tảo bám trên bề mặt hoặc trên nền đáy bể, lớp đá hay thân cây. Chính vì thế mà loài cá này được xem là cá dọn bể, chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt trong hồ. Em này cũng là lựa chọn sáng giá để nuôi cùng cá thần tiên cá ông tiên.

Tiếp theo là cá Otto dọn bể chăm chỉ

Cá Otto cá dọn bể chăm chỉ rất dễ nuôi. Cá Otto được ví như Người lao công chăm chỉ, là loài cá dọn bể siêng năng. Mà lại rất dễ nuôi, chủ nhân cũng không cần dành quá nhiều công sức để chăm sóc các em này. Bản tính của loài cá Otto là rất hiền lành và nhút nhát. Ban ngày dù chỉ gặp một chuyển động nhẹ chúng sẽ lẫn trốn. Ban đêm chúng hoạt động mạnh dạn hơn. Chúng cũng dễ dàng sống hoà bình, thân thiện với những loài cá hàng xóm xung quanh mình.

Cuối cùng là các em ốc táo dễ thương

Ốc táo hiện rất được dân chơi ưa thích vì chúng có khá nhiều màu sắc đa dạng. Bên cạnh sức hút về vẻ đẹp làm cảnh trong hồ thủy sinh, ốc táo còn được mệnh danh là chuyên gia dọn dẹp vệ sinh hồ. Chúng di chuyển nhanh và ăn các loại râu như rêu xanh, rêu nâu, dọn dẹp thức ăn thừa hay lá cây bị thối rữa trong hồ. Nhiều em ham ăn chúng sẽ bò quanh hồ và tìm kiếm thức ăn cả ngày. Sở thích của chúng là thường bám vào thành kính, đá, lá cây hay thả trôi trên mặt nước.

Nhờ bản tính hiền hòa, thân thiện nên bạn có thể nuôi chung ốc táo với các loài cá khác. Cá thần tiên cá ông tiên cũng đặc biệt sống khá thân thiện với ốc táo nhà ta.

Tác giả: Vivian

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá thần tiên cá ông tiên được các anh em chia trẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Cá thần tiên cá ông tiên được nhiều người yêu thích

Điểm danh các loại cá thần tiên cá ông tiên

Thức ăn cho cá thần tiên cá ông tiên

Cách chữa các bệnh thường gặp ở cá thần tiên

Cách phân biệt cá Thần Tiên trống và mái

Cách nuôi cá thần tiên cá ông tiên sinh sản

Cá thần tiên nuôi chung với cá nào