Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư

(Cá Cảnh Mini) – Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư. Cũng không quá khi nói cá đĩa là “nhất đại mỹ ngư”. Hay nhiều anh em dân chơi khác gọi cá đĩa là “ngũ sắc thần tiên”.

Thân cá đĩa thường có nhiều loại hoa văn khác nhau, cực kỳ nổi bật và sặc sỡ. Mấy em mỹ nhân ngư này lại còn sống theo bầy đàn nên mang đến vẻ đẹp sinh động và bắt mắt.

Dường như chúng thổi hồn vào bể cá nhà bạn, tạo cảnh sắc có 1-0-2, giúp anh em vừa thư giãn vừa tự hào vì có bể cá mỹ nhân ngư đẹp hút hồn.

Dành cho anh em nào vẫn chưa biết đến loài cá đĩa này, Cacanhmini.com sẽ điểm qua những đặc điểm của cá đĩa, môi trường sống thích hợp của cá đĩa, cũng như cách cho ăn và một số lưu ý khi nuôi cá đĩa.

Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư Bí quyết nuôi cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư

Mỹ nhân ngư dành cho giới thượng lưu

Năm 1840, tiến sĩ Johann Jacob Heckel là người đầu tiên tìm ra cá đĩa tại những nhánh sông Amazon. Người ta cũng lấy tên vị tiến sĩ này đặt tên cho loài cá đĩa là Symphysodon Discus Heckel.

Tại các nhánh sông Amazon có đến 3 loại nước khác nhau. Nước vàng xanh – nước sạch ở hạ lưu. Nước đen ở trung lưu và nước vàng mùn ở thượng nguồn. Chính sự đa dạng của 3 loại nước này hình thành nên nhiều giống cá đĩa với màu sắc và hoa văn độc đáo.

Năm 1930, cá đĩa được biết đến nhiều hơn. Và ngày càng được giới thượng lưu ưa chuộng. Thế nhưng, giá của các em mỹ nhân ngư lúc bấy giờ rất đắt đỏ và điều kiện chăm sóc tốn kém.

Do đó, các em mỹ nhân ngư chỉ dành cho giới thượng lưu, nhà giàu mới có thể sở hữu và nuôi được các em ấy. Chứ nghèo như tôi và các anh em thì… tiền không có mà ăn lấy đâu mà nuôi mỹ nhân ngư!!!

Nhận thấy được tìm năng và giá trị kinh tế của cá đĩa, thương gia và các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ mới bắt tay vào lai tạo giống cá đĩa. Ngày nay, các loại cá đĩa ngày càng đa dạng và phong phú.

Bao gồm cá đĩa nâu, cá đĩa xanh hoang dã, cá đĩa Heckel. Ngoài ra, còn một số dòng cá đĩa đột biến khác như cá đĩa ma, cá đĩa lam kim cương, cá đĩa bồ câu đỏ, cá đĩa da rắn…

Vào những năm 2000, các em cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư được nhập vào nước ta với giá đắt đỏ.

Hiện nay, theo Cacanhmini.com nhờ nỗ lực nhân giống của các nghệ nhân, cá đĩa xuất hiện nhiều hơn trong các cửa hàng cá cảnh cũng như trong hồ cá của các anh em.

Đặc điểm cá đĩa nhất đại mỹ ngư

Nhìn chung, cá đĩa có hình dáng tròn trĩnh tựa như chiếc đĩa. Miệng nhỏ, mang nhỏ khá lạ và đẹp mắt. Thân hình tròn dẹt được cho là để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Ẩn nấp vào cây và các thực vật dưới nước, len lỏi qua rong cỏ hay rễ cây dễ dàng.

Loại cá này cũng sống theo đàn. Một em cá đỉa trưởng thành có thể đạt kích thước 15 – 20 cm. Tùy theo từng loài mà chúng có màu sắc, sọc, hoa văn trên mình khác nhau.

Mỹ nhân ngư dành cho giới thượng lưu Mỹ nhân ngư dành cho giới thượng lưu

Cách nuôi cá đĩa

Nhiều anh em cho rằng cá đĩa là loại cá cảnh khó nuôi nhất trong các loại cá cảnh nước ngọt. Theo Cacanhmini.com chắc có lẽ đúng là vậy đấy.

Vì chúng khá nhát và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng kể cả nhiệt độ luôn. Thế nên, nếu có ý định nuôi cá đĩa, anh em cần xem xét những điều bên dưới:

-Đặt bể cá đĩa ở nơi thoáng mát, vừa tránh ánh sáng mạnh, vừa phải yên tĩnh, tránh tiếng ồn.

-Cá đĩa đòi hỏi rất cao về môi trường sống. Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và các nồng độ trong nước.

-Đảm bảo nguồn thức ăn tốt cho cá đĩa.

Nếu chưa sẵn sàng cho những điều này thì có lẽ anh em nên chọn các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi khác.

Môi trường sống thích hợp của cá đĩa

Như Cacanhmini.com có nói ở trên, một em cá đĩa trưởng thành có thể đạt kích thước 15 – 20cm. Thế nên, anh em cần chuẩn bị hồ có kích thước khá lớn để nuôi cá đĩa. Nhiệt độ thích hợp cho chúng là 30 độ C.

Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình sinh sản thì duy trì nhiệt độ ở mức 24 – 25 độ C. Ngoài ra, độ cứng ở mức 15, độ PH mức 7, độ kiềm KH mức 8. Độ dẫn mức 800 μSiemens.

Lưu ý khi thay nước cần dùng nước đã qua xử lý Clo. Và nước mới phải đạt yêu cầu như trên. Đồng thời, chủ nuôi cần lắp máy lọc cũng như máy sục oxy để cá phát triển tốt.

Thức ăn cho cá đĩa

Thực đơn cho cá đĩa cũng khá quan trọng. Và lời khuyên từ Cacanhmini.com là anh em nên thường xuyên thay đổi các món ăn, tạo sự phong phú và đa dạng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bọn này.

Cá đĩa thường ăn các loại động vật giáp xác như trùn chỉ, trùn quế, trùn huyết,lăng quăng, vi tảo, luân trùng artemia…

Anh em có thể chuẩn bị món tim bò cắt, xay nhỏ cho chúng ăn. Hoặc tảo hay các loại tép nhỏ. Nếu là các thức ăn dạng viên, chủ nhân nên tập cho cá làm quen từ từ.

Số lần cho ăn từ 2-4 lần/ngày. Khi cho ăn, anh em cần quan sát thêm dùng lượng phù hợp, tránh dư thừa, lãng phí thức ăn.

Thức ăn cho cá đĩa Thức ăn cho cá đĩa

Tập tính sinh sản của cá đĩa

Cá đĩa có tập tính đẻ trứng và cá đĩa bột sẽ nở sau khoảng 60 giờ. Thông thường, cá đĩa con bám trên giá thể. Khoảng 3 ngày sau chúng sẽ bám trên cơ thể của cá bố mẹ.

Nuôi cá đĩa bột khá là khó, cần anh em phải nhẹ tay khi thay nước. Và chỉ cần thay nước một ít. Nếu mạnh bạo trong thời điểm nhạy cảm này, cá bố mẹ sẽ phát hoảng mà ăn luôn đám cá con.

Có thể dùng đèn chiếu sáng bể cá 24/24. Ngoài ra, sau khoảng 15 ngày, nếu thấy cá đĩa bột phát triển ổn, anh em có thể tách chúng ra khỏi cá bố mẹ.

Anh em nào thành công, có bể cá đĩa hoành tráng, mạnh dạn chia sẻ cho Cacanhmini.com và các anh em khác chiêm ngưỡng nhé!

Tác giả: Thanh Vi – Nguồn Cacanhmini.com

Chia sẻ bí kíp nuôi cá đĩa cá dĩa với 500 anh em:

Top 10 loại cá dĩa đẹp được nhiều người yêu thích nhất

Cách nuôi cá rồng vua của các loại cá cảnh

Cách nuôi cá hồng két mau lớn và lên màu đẹp

Cá Koi Nhật Bản quốc ngư đẹp xứ sở hoa anh đào

Cá bảy màu và các loại cá bảy màu đẹp nhất hiện nay

Betta Samurai chiến binh rồng samurai mạnh mẽ

Chuyên Mục: Cách nuôi cá cảnh
Bài trước
Cách nuôi cá rồng vua của các loại cá cảnh
Bài sau
Tổng hợp bệnh ở cá Koi và cách điều trị dứt điểm