Cá chạch rắn culi thân dài giống rắn ăn cả chất thải

(Cá Cảnh Mini) – Cá chạch rắn culi thân dài giống rắn ăn cả chất thải. Cá chạch rắn culi hay còn gọi là cá chạch rắn kuhli. Đây là một trong những loài cá cảnh có hình dáng độc đáo nhất.

Vẻ ngoài cực kỳ nổi bật với phần thân thon dài, trông giống như rắn. Cá chạch rắn culi còn ăn cả chất thải, nên được mệnh danh là chuyên gia vệ sinh tầng đáy trong hồ thủy sinh.

Nhìn hình dáng có vẻ ngầu vậy thôi, chứ thật ra bản tính rất hiền. Theo Cacanhmini.com thì bạn có thể nuôi chung với các loài cá khác hay tép cảnh, rùa cảnh.

Cá chạch rắn culi thân dài giống rắn ăn cả chất thải Cá chạch rắn culi thân dài giống rắn ăn cả chất thải

Xuất xứ và đặc điểm nổi bật của cá chạch rắn culi

Cá chạch rắn kuhli tên khoa học là Pangio kuhlii. Loài cá này có nguồn gốc từ Indonesia và bán đảo Malaysia.

Tuy nhiên, hiện nay, các em cá rắn phân bố ở khá nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như Indonesia, Singapore, Thái Lan… Tại Việt Nam, cá chạch rắn culi xuất hiện nhiều ở các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước…

Xuất xứ và đặc điểm nổi bật của cá chạch rắn culi

Bên cạnh phần thân thon dài rạng rắn, cá chạch rắn kuhli còn có phần cuống đuôi to dẹp. Ngay trước phần mắt còn có gai nhỏ nên cũng được gọi là cá chạch gai mắt.

Thân cá có màu nâu đen kết hợp với các sọc đứng màu vàng cam trải dài trên cơ thể. Các sọc này phân bố không đồng đều.

Số lượng từ 8 đến 17 sọc, tùy theo từng cá thể. Khi trưởng thành, cá có thể đạt đến chiều dài 12cm. Vẻ ngoài trông giống như rắn, cũng khá cool ngầu cho anh em nào mê cái lạ.

Môi trường thích hợp cho cá chạch rắn culi Môi trường thích hợp cho cá chạch rắn culi

Môi trường thích hợp cho cá chạch rắn culi

Trong tự nhiên, môi trường sống của cá chạch kiểng là ở phần nền cát trong các con sông chảy chậm. Hoặc tại các con suối sạch. Chúng thường được tìm thấy theo từng các cụm nhỏ. Loài các này chuyên sống về đêm, cũng như kiếm ăn và sinh sống ở gần đáy.

Khi nhận nuôi các em cá chạch kiểng. Anh em nên chuẩn bị nguồn nước ở nhiệt độ 24 đến 30 độ C là thích hợp. Độ pH từ 5.5 đến 6.5. Độ cứng nước 5.0 dGH.

Bọn chúng nhìn chung cũng khá dễ nuôi, chuyên sống ở tầng đáy.

Thức ăn cho cá chạch rắn culi

Mặc dù trong tự nhiên, mấy em cá chạch rắn culi bướng bỉnh rất thường kiếm ăn vào ban đêm. Chúng là loài ăn tạp và có thể xơi bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy ở tầng đáy.

Còn trong môi trường nuôi dưỡng ở các bể thủy sinh. Cá chạch rắn có thể chui sâu xuống nền cát mịn. Chúng ẩn mình trong thời gian dài. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ chẳng tìm thấy các em ấy đâu. Vì tụi này chỉ ngoi lên kiếm ăn vào ban đêm.

Các món khoái khẩu của chúng thường là trùn chỉ, bo bo, hay các loại sâu bọ, côn trùng cắt nhỏ. Các em ấy cũng ăn được cả thức ăn khô dạng viên chìm xuống đáy bể, thức ăn thừa hay thậm chí cả chất thải của các loài cá khác.

Do vẻ ngoài bắt mắt, lại độc đáo và thường xuyên nhún nhảy. Nên loài cá chạch rắn culi này rất được các anh em ưa chuộng. Và nhận nuôi trong các bể thủy sinh. Nhiệm vụ của chúng là làm sạch, làm đẹp cho bể thủy sinh, và cho bể thêm phần sinh động, phong phú.

Thức ăn cho cá chạch rắn culi Thức ăn cho cá chạch rắn culi

Nuôi cá chạch rắn culi chung với cá nào?

Như mình đã chia sẻ ở trên. Dù vẻ ngoài trông giống như rắn, rất cool ngầu và tỏ vẻ nguy hiểm.

Nhưng thật ra, cá chạch kuhli lại rất dễ mến, dễ thương, và có thể chung sống hòa bình với các loài cá khác. Thậm chí bạn có thể nuôi chung cá Kuhli loach với tép cảnh, rùa cảnh hay ốc cảnh đều được.

Cá chạch rắn culi thường đẻ trứng dính trên cá thể mềm. Và có giá vào khoảng trên dưới 10.000đ/em.

Tác giả: Thanh Vi  –  Nguồn Cacanhmini.com

Top 6 loại ốc cảnh đẹp dễ nuôi trong bể thủy sinh

Những loại rùa cảnh đẹp dễ nuôi thu hút giới trẻ

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền

Top 10 bể thủy sinh đẹp nhất năm 2020

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Cá khủng long 6 sừng 4 chân khả năng tái tạo phục hồi khó tin
Bài sau
Phân biệt cá ba đuôi đực và cái