Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì

(Cá Cảnh Mini) – Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì. Anh em nuôi cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì?

Hãy chia sẻ ngay với Cacanhmini.com và các anh em khác qua phần bình luận bên dưới.

Tuy nhiên, nếu anh em vẫn chưa biết nuôi cá Rồng Cửu Sừng chung với các loại cá nào thì Cacanhmini.com sẽ đề xuất cho 500 anh em những em cá siêu hot.

Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì

Thông tin cho anh em về cá Rồng Cửu Sừng

Cá Rồng Cửu Sừng có vẻ ngoài mang dáng dấp của loài khủng long thời tiền sử. Đặc biệt còn có khả năng tái sinh các bộ phận đã mất. Cũng vì vậy mà chúng rất được ưa chuộng trong giới nuôi cá cảnh.

Cá Rồng Cửu Sừng hay còn có tên gọi là cá Cửu Sừng, cá Cửu Long Sừng, cá nhiều vây hay cá khủng long. Cá Cửu Sừng còn có các loại như cá Rồng Cửu Sừng Hoàng Đế, cá Rồng Cửu Sừng mắt đỏ, cá Rồng Cửu Sừng Albino…

Chúng đều thuộc họ Polypteridae, duy nhất của bộ Polypteriformes, tên tiếng Anh là Bichir.

Đây là loài cùng giống với cá khủng long Axolotl. Cá Rồng còn một cái tên khá kêu là “quái vật biết đi”.

Chúng rất nổi tiếng ở Mexico và được du nhập về Việt Nam từ năm 2002. Ở tự nhiên chúng hầu hết phân bố ở môi trường nước ngọt thuộc châu Phi.

Theo Cacanhmini.com ở Việt Nam, cá rồng cửu sừng phổ biến nhất gồm 2 loài là cá rồng cửu sừng vàng và cá rồng cửu sừng hoàng đế.

Những chú cá cửu sừng hoàng đế với vẻ ngoài xù xì, xấu xí và hoang dã. Dù bản tính có phần hung hăng nhưng lại rất được yêu thích.

Đặc biệt, những chú cửu sừng càng ngắn thì càng quý hiếm. Do đó thường được săn mua nhiều nhất.

Điểm độc đáo ở cá Rồng Cửu Sừng so với các loài cá khác là có phổi để hít thở không khí. Đặc biệt còn có khả năng tái sinh các chi đã mất.

Kể cả phần tim bên trong cơ thể. Đây cũng là một hiện tượng cực hiếm trong tự nhiên. Cá Rồng còn tên khác là “quái vật biết đi”.

Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì

Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì

Cá Mập Cảnh

Với những anh em mê cái lạ và đang tìm loài cá nuôi chung với cá Cửu Sừng. Thì cá Mập Cảnh lại là lựa chọn khá phù hợp.

Ngắm nhìn đàn cá bơi lội trong bể, bạn có thể tưởng tượng ra một đại dương xanh thu nhỏ ngay chính trong ngôi nhà của mình.

Cá Mập Cảnh

Cá Mập nước ngọt còn được gọi là cá mập cảnh, cá mập cảnh nước ngọt, cá Mập Thái, cá tra yêu… Tên tiếng Anh của chúng là Sutchi catfish hay Iridescent shark – catfish.

Đây là loài cá da trơn, thuộc họ cá tra. Phân bố chủ yếu ở sông Mê – Kông, Chao Phray ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Loài cá mập cảnh này được nhân giống thành công tại Việt Nam vào năm 1997.

Cá Mập nước ngọt

Cá có vây ngực, vây hậu môn và vây đuôi chẻ. Màu sắc thường thấy ở loài cá này là màu xanh đen. Một số em lại có màu trắng, trắng xám hay trắng bạc độc đáo.

Nếu được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, cá mập Thái cá mập cảnh có thể phát triển chiều dài lên đến 100cm. Do đó, bể có kích thước lớn sẽ phù hợp hơn với loại cá này.

Cá Nàng Hai

Cá Nàng Hai còn được gọi với tên khác là cá Thác Lác Cườm, nó còn được gọi là cá Đao hay cá Cườm. Tên khoa học của loài cá này là Chitala ornata.

Cá Nàng Hai sinh sống nhiều ở cửa sông, kênh rạch các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam chúng phân bố nhiều ở miền Trung về tới phía Nam.

Cá Nàng Hai có thân hình dẹt hai bên, phần bụng mỏng dần xuống tới đuôi. Phần lưng gù lên và vây bụng kéo dài sau đầu đến đuôi. Màu sắc của cá thường là thân màu xanh rêu, hông và bụng màu trắng, có nhiều chấm đen to chạy dài theo thân.

Với thân hình ngộ nghĩnh nên dáng bơi của chúng cũng rất đặc biệt. Cá dùng vây hậu môn uốn lượn tạo lực đẩy bơi về phía trước nhưng vẫn giữ thân thẳng.

 Khi trưởng thành loài cá này có thể đạt tới 80 – 90cm. Cá Thác Lác Cườm hoạt động về đêm. Ban ngày chúng lẩn trốn trong các hang hay hốc đá, có thể nuôi chung với cá Rồng Cửu Sừng.

Cá Tai Tượng

Cá Tai Tượng thuộc loài cá nước ngọt, phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á. Người ta còn đặt cho nó những cái tên rất may mắn là cá Tài Phát hay cá Phát Tài. Loài cá này không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn mang tài lộc cho người nuôi.

Cá Tai Tượng có thân dẹt, bề ngang cao. Chiều dài cá trưởng thành có thể lên tới 70cm. Do cấu tạo cơ thể phát triển, cá Tai Tượng có cơ quan hô hấp riêng.

Màu sắc thông thường của chúng là màu hồng hoặc màu trắng bạc… Cá Tai Tượng có sức đề kháng tốt.

Theo Cacanhmini.com cá Tai Tượng có sức đề kháng tốt và có cơ quan hô hấp. Chúng thường sống ở những vùng nước ngọt, ao hồ hay sông suối. Ngoài ra, cá còn thích nghi được với môi trường khắc nghiệt.

Chẳng hạn như những nơi nước đọng, thiếu oxy thậm chí bị nhiễm mặn. Cá Tai Tượng sẽ ăn những loại cá nhỏ, vì vậy không nên nuôi chung cá nhỏ với cá Tai Tượng.

Thay vào đó, anh em có thể nuôi cá Tai Tượng chung với cá Cửu Sừng.

Cá Tai Tượng Cá Tai Tượng

Cá Hải Hồ

Cá Hải Hồ có tên tiếng anh là Geophagus surinamensis. Ban đầu được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon thuộc Nam Mỹ, nơi những vùng nước chảy nhẹ nhàng và tĩnh lặng.

Du nhập vào nước ta từ những năm 2000. Đến nay cá Hải Hồ được rất nhiều các anh em dân chơi cá cảnh săn đón.

Cá Quan Đao là tên gọi khác của cá Hải Hồ thuộc bộ cá vược và họ rô phi. Trong môi trường tự nhiên hay điều kiện thuận lợi chiều dài cá có thể đạt tới hơn 30cm.

Tuy nhiên, kích thước trung bình chiều dài của chúng là khoảng từ 15 – 20cm. Cá Hải Hồ có khả năng thích nghi cao.

Theo Cacanhmini.com cá Hải Hồ có khả năng thích nghi cao nên dễ chăm sóc hơn các loài khác. Đây cũng là lý do tại sao người chơi cá cảnh dành nhiều sự quan tâm đến chúng.

Chúng có thể tồn tại trong nhiệt độ nước dao động từ 10 – 40 độ C. Đặc biệt với bản tính ôn hòa, cá Hải Hồ luôn chung sống hòa bình với các loài khác.

Cá Hổ

Cá hổ có tên tiếng anh là tigerfish và tên khoa học là Datnioides Pulcher. Đây là loài cá có nguồn gốc từ châu Phi và ở lưu vực sông Mekong, Chao Phraya thuộc Thái Lan.

Cá hổ được mệnh danh là loài cá hung dữ nhất hành tinh. Màu sắc bên ngoài của cá hổ có những vạch màu vàng và đen xen kẽ nhau. Trông có vẻ giống như lớp lông của các chú hổ dũng mãnh.

Cá Hổ có hình dạng khá dài. Kích thước trung bình của cá Hổ là vào khoảng 60cm. Sọc của cá Hổ khá dày và thường có màu đen đậm nổi bật trên nền vàng, vảy mịn. Cá Hổ thường được nuôi cùng với các em cá rồng hay cá Rồng Cửu Sừng.

Anh em lưu ý là cá hổ tương đối khó nuôi. Đặc biệt đòi hỏi chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Chủ nuôi cũng phải tốn kha khá chi phí. Thế nhưng, loài cá hổ được một số anh em dân chơi ”nhà giàu” nuôi cùng với các em cá Cửu Sừng.

Cá Đĩa

Năm 1840, tiến sĩ Johann Jacob Heckel là người đầu tiên tìm ra cá đĩa tại những nhánh sông Amazon.

Năm 1930, cá đĩa được biết đến nhiều hơn. Và ngày càng được giới thượng lưu ưa chuộng. Thế nhưng, giá của các em mỹ nhân ngư lúc bấy giờ rất đắt đỏ và điều kiện chăm sóc tốn kém.

Vào những năm 2000, các em cá đĩa mệnh danh là nhất đại mỹ ngư được nhập vào nước ta với giá đắt đỏ.

Hiện nay, nhờ nỗ lực nhân giống của các nghệ nhân, cá đĩa xuất hiện nhiều hơn trong các cửa hàng cá cảnh cũng như trong hồ cá của các anh em. Cá đĩa có hình dáng tròn trĩnh tựa như chiếc đĩa.

Cá đĩa có hình dáng tròn trĩnh tựa như chiếc đĩa. Thích ẩn nấp vào cây và các thực vật dưới nước, len lỏi qua rong cỏ hay rễ cây dễ dàng.

Cá đĩa sống theo đàn. Một em cá trưởng thành có thể đạt kích thước 15 – 20 cm. Tùy theo từng loài mà chúng có màu sắc, sọc, hoa văn trên mình khác nhau.

Bạn nuôi cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì? Chia sẻ ngay với Cacanhmini.com cùng các anh em khác trong phần bình luận bên dưới nhé.

Tác giả: Hoàng Tâm – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá cực hay, được các anh em dân chơi chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Cách nuôi cá Rồng Cửu Sừng quái vật nơi đáy bể

Tuổi thọ của cá Rồng Cửu Sừng là bao lâu

Kỹ thuật nuôi cá rồng Ngân Long sinh sản hiệu quả

Chồng nhậu ngủ quên nhà bạn vợ làm thịt cá rồng 20 triệu

Cá rồng nuôi chung với cá nào 7 loài cá thích hợp nhất

Chuyên Mục: Hỏi Đáp
Bài trước
Tuổi thọ của cá Rồng Cửu Sừng là bao lâu
Bài sau
Cá Sấu Hỏa Tiễn loài cá săn mồi đáng sợ