Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ

(Cá Cảnh Mini) – Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ. Cá lau kính hay cá lau kiếng, nhiều anh em dân chơi cá cảnh gọi vui là cá tỳ bà, cá mặt quỷ.

Loài cá này có tên tiếng Anh là suckermouth catfish, giới buôn cá cảnh cũng gọi chúng là “pleco”. Theo Cacanhmini.com loài cá này được xem là cá dọn bể, chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt trong hồ.

Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp khi bạn nuôi vài em nho nhỏ, xinh xinh trong hồ. Còn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, loài cá này lại trở thành kẻ xâm lấn hung hăng đến đáng sợ đối với các ngư dân.

Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ

Nguồn gốc cá lau kính

Vốn có xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, cá lau kiếng là loài cá nước ngọt. Sống chủ yếu dưới tận đáy ở những khu vực nước ngọt hoặc nước lợ. Cá tỳ bà được nhập vào Việt Nam từ thập niên 80 qua con đường kinh doanh cá cảnh.

Và giống cá này được sản xuất trong nước từ những thập niên 90.

Đặc điểm cá lau kính

Khi được nuôi trong cá bể cá cảnh, cá lau kính sẽ có kích thước và trọng lượng khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, theo Cacanhmini.com trên thực tế, khi ở trong môi trường tự nhiên, chúng có thể phát triển chiều dài lên đến 70cm, trọng lượng đến vài kilogram.

Về tuổi thọ, loài cá này có thể sống đến 10 cho đến 15 năm.

Cá lau kiếng nhìn chung sẽ có màu nâu sẫm hay đen, hoặc màu nâu đen, nâu nhạt hay xám… Hiện nay, cũng có một số em có màu sắc khá xinh và dễ thương, được chủ nhân bổ sung vào bể cho phong phú và sinh động.

Da của chúng khá cứng, sần sùi, thô ráp, có thể kết hợp thêm với các sọc hay hoa văn khác nhau. Phần thân dẹp và phẳng, vây lưng thẳng đứng, vây ngực xòe, vây đuôi nhỏ và dày. Còn phần miệng cá lau kính lại có nhiều hình dáng khác nhau.

Môi trường thích hợp cá lau kính

Cá lau kính phải nói là khả năng thích nghi với môi trường cực kỳ cao. Tụi này chuyên hoạt động về đêm và dễ dàng sống chung với các loài cá khác.

Tuy nhiên, lời khuyên từ Cacanhmini.com là bạn nên chọn những em có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Mấy em nhỏ sẽ siêng năng dọn bể và ít phá hoại. Còn những em kích thước lớn thường nằm một chỗ và chẳng chịu dọn dẹp bể cho anh em đâu.

Nhìn chung, tụi cá lau kiếng cũng rất dễ nuôi. Bạn chỉ cần lưu ý là không trồng quá nhiều cây thủy sinh trong hồ.

Có thế bố trí thêm một số nơi trú ẩn cho cá lau kiếng như gỗ, đá… Và cũng chỉ cần nuôi 1-2 em cá lau kính là đủ cho một bể, không cần nuôi quá nhiều trong một bể.

Thức ăn cho cá lau kính

Mấy đứa cá quỷ này cũng ăn tạp và hung hăng lắm. Thức ăn của tụi này là tảo, rêu, các loại cá nhỏ, thực vật, giáp xác, côn trùng nhỏ, tảo bám trên bề mặt hoặc trên nền đáy bể, lớp đá hay thân cây.

Do đó, nhiều người gọi tụi nó là cá dọn bể thì cũng không hề quá đâu các anh em ạ.

Theo Blog Cá Cảnh Mini Cacanhmini.com thì, nếu anh em chỉ nuôi 1-2 em/bể, có lẽ cũng không cần phải cho tụi này ăn. Cứ thả chúng vào hồ rồi để mặc tụi nó sống khỏe thôi.

Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ

Cá lau kính chuyên gia dọn bể hay kẻ xâm lấn đáng sợ

Dù cá lau kính được mệnh danh là chuyên gia dọn bể, chuyên gia dọn dẹp vệ sinh trong hồ. Nhưng trên thực tế, loài cá này lại trở thành nỗi khiếp sợ của các ngư dân. Tụi này cũng khiến cho những ai đi câu cá phải vật vã.

Chẳng hạn như cá lau kính đến phá mồi và lấn át không cho các loài cá khác đến ăn mồi. Kết quả là dân đi câu chỉ có thể câu được mấy con cá lau kính mà thôi.

Khi tồn tại trong môi trường tự nhiên, như Cacanhmini.com có chia sẻ ở trên, tụi cá lau kiếng sẽ nhanh chóng phát triển. Phát triển về kích thước, cân nặng cũng như tốc độ sinh sản gia tăng chóng mặt.

Bạn sẽ thấy tụi này với mật độ dày đặc ở hồ chứa, sông, rạch, ao, đầm… Điển hình nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, loài này xuất hiện nhiều vô số kể. Gần như xuất hiện ở khắp các kênh rạch và ao hồ.

Cho dù đi câu cá hay thả lưới hay tát mương, nói chung là anh em đi đâu cũng thấy tụi cá lau kiếng nhơn nhởn trước mặt.

Làm gì khi bắt được cá lau kiếng khủng

Khi thả lưới mà bắt gặp tụi này thì đa số các anh em sẽ phải mất thời gian kha khá lâu để gỡ nó ra đấy. Có khi phải xé cả lưới mới lôi được một con ra. Và chỉ cần vài lần như vậy thì lưới của anh em sẽ rách tả tơi và chẳng sử dụng được nữa.

Nhiều ngư dân khi vô tình bắt được loài cá trong lưới thì chỉ bực mình gỡ chúng ra khỏi lưới rồi thả chúng về lại với sông nước, ao hồ. Có lẽ vì thế nên giờ đây, bọn cá mặt quỷ này gia tăng con cháu đến mức chóng mặt và không kiểm soát được.

Chắc cũng có lẽ vì thế mà một số anh em khi bắt được cá lau kiếng khủng, có thú vui xơi tái tụi này. Bằng cách chế biến vài món ăn thú vị như cá lau kiếng nướng xả ớt chẳng hạn.

Như Cacanhmini.com thì cũng chưa thử cách xơi tái bọn chúng bao giờ. Có lẽ khi bắt được cá lau kiếng nhỏ nhỏ thì tôi sẽ bỏ vào bể cá, còn nếu bắt được cá lau kiếng khủng thì tôi sẽ tặng cho mấy anh em làm vài món nhậu cho vui.

Tác giả: H.T / Nguồn Cacanhmini.com

Vẫn còn nhiều bài viết thú vị khác dành cho các anh em:

Dành cho anh em thích hoặc đang nuôi cá xiêm, cá đá, cá chọi, cá betta

Anh em nuôi cá bảy màu, hướng dẫn cách điều trị bệnh cho cá bảy màu

Anh em muốn nuôi loài cá cảnh nhỏ, đẹp, dễ chăm sóc

Anh em chơi cá Koi Nhật Bản

Anh em chơi cá vàng cá ba đuôi

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Cá chuột chiến binh dọn vệ sinh tầng đáy
Bài sau
Cách nuôi cá Neon nổi màu phát sáng tuyệt đẹp