Các loài tép ong hướng dẫn cách nuôi tép ong

Các loài tép ong hướng dẫn cách nuôi tép ong. Tép ong là một trong số những tép cảnh siêu đẹp, được nhiều anh em yêu thích trên thị trường nuôi tép kiểng hiện nay. Đặc biệt, tép ong có nhiều chủng loại rất đa dạng và màu sắc cũng cực kỳ phong phú. Bài viết này, Cacanhmini.com giới thiệu với anh em các loài tép ong đẹp cũng như hướng dẫn anh em cách nuôi tép ong.

nuoi-tep-chuan-bi-gi-1
Các loài tép ong hướng dẫn cách nuôi tép ong

Thông tin cho anh em về tép ong

Tên khoa học của tép ong là Caridina cantonensis, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1983. Chúng có kích thước trung bình từ 2,5 đến 3cm.

Tùy vào thức ăn, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc. Tuổi thọ của tép cảnh trung bình là 1,5 năm. Nếu điều kiện tốt có thể sống đến 2 năm.

Hiện nay, tép ong có nhiều chủng loại với màu sắc đa dạng hơn. Chẳng hạn như tép ong đỏ, tép ong vàng, tép ong đen, tép ong huế…

Điểm danh các loài tép ong siêu đẹp

Tép ong đỏ

tep-ong-do
Tép ong đỏ

Tép ong đỏ hay còn được biết đến với tên khác như: Red Bee Shrimp, Crystal Red Shrimp, Pure Red Line… Trên cơ thể của tép ong đỏ, thường có hai màu đỏ và trắng xen kẽ nhau, trông rất nổi bật và bắt mắt. Điểm trừ là khá khó nuôi, do đó, anh em nào mới chơi tép cảnh thì nên cân nhắc về loại này.

Tép ong đen

tep-ong-den
Tép ong đen

Tép ong đen còn được gọi là Black Bee Shrimp, Crystal Black Shrimp hay Pure Black Line. Đây là loại tép ong sở hữu hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Chúng cũng được nhiều người ví như một chú ngựa vằn nhỏ, làm sống động bể thủy sinh. Ưu điểm là tép ong đen có giá thành tương đối phải chăng nên được nhiều người chọn nuôi.

Tép ong vàng

tep-ong-vang
Tép ong vàng

Tép ong vàng nhìn chung có vẻ ngoài cuốn hút và bắt mắt. Màu sắc cũng rất hấp dẫn người chơi. Điểm cộng là chúng cũng tương đối dễ nuôi nên được nhiều anh em lựa chọn.

Tép ong Huế

tep-ong-hue-1
Tép ong Huế

Tép ong Huế là một trong những loại tép ong đẹp và hiếm. Vì thế, chúng thường có giá thành cao hơn những loại tép trên. Tuy nhiên lại khá khó nuôi. Đa phần chỉ những anh em chơi lâu năm, nhiều kinh nghiệm mới chịu nuôi những em này.

Hướng dẫn cách nuôi tép ong

Để nuôi tép ong, bạn có thể chuẩn bị một bể có thể tích từ khoảng 60 lít nước trở lên. Nhiệt độ thích hợp từ 21 đến 25 độ C. Độ pH dao động từ 6,2 đến 7,2.

tep-panda-tep-gau-truc-1
Hướng dẫn cách nuôi tép ong

Tép ong có bản tính hiền lành, chúng thuộc loại ăn tạp và không hề kén ăn. Tụi này ăn được cả tảo và rêu. Nên một số anh em dùng chúng như chuyên gia vệ sinh dọn dẹp hồ nuôi. Và cũng thường hay nuôi chung với các loài cá cảnh nhỏ khác. Tép ong vừa làm sinh động không gian trong hồ thủy sinh. Vừa giúp chủ nhân làm sạch thức ăn thừa hay tảo, rêu trong hồ.

Gợi ý cho các anh em các loại thức ăn cho tép ong và cách thực hiện. Anh em tham khảo ngay tại đây Thức ăn cho tép cảnh thủy sinh.

Lưu ý không nên cho tép kiểng ăn quá nhiều. Vì thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của tép. Biểu hiện thường thấy nhất khi nguồn nước bị ô nhiễm và giảm chất lượng là tép cảnh bị nhạt màu. Trường hợp này bạn cần vệ sinh bể, thay nước thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho tép cảnh.

Tác giả: T.Viên

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh thủy sinh, được các anh em chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Bí kíp nuôi tép cảnh hiệu quả tối ưu

Tép cảnh nuôi chung với cá nào

Thắc mắc nuôi tép cảnh có cần oxy không

7 nguyên nhân khiến tép cảnh chết đột ngột

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Nuôi tép cảnh cần chuẩn bị gì
Bài sau
Hướng dẫn cách phân biệt cá La Hán đực và cái