Cách nuôi và chăm sóc chuột Hamster từ A đến Z

(Cá Cảnh Mini) – Cách nuôi và chăm sóc chuột Hamster từ A đến Z. Chuột Hamster có ngoại hình nhỏ bé, lông mềm mại đa dạng màu sắc khác nhau và bao phủ khắp cơ thể. Một số loài chuột rất được yêu thích và chuộng nuôi hiện nay như chuột Hamster Bear, Hamster Winter White, Hamster Robo, Hamster Campbell, Hamster Trung Quốc…

Bạn nên nuôi chuột Hamster trong lồng có khung bằng kim loại. Loại này có ưu điểm là gọn nhẹ, bền và thoáng mát, giá tiền khá phù hợp. Chúng là loài gặm nhấm nên có thể ăn được rất nhiều thức ăn. Một số món khoái khẩu của chúng như hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt kê, ngô… Dưới đây là kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chuột Hamster từ Cacanhmini.com. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn yêu thích và dự định nuôi loài chuột cảnh Hamster đáng yêu này.

chuot-hamster-4
Cách nuôi và chăm sóc chuột Hamster từ A đến Z

Đặc điểm của chuột Hamster

Hiện nay chuột Hamster có khoảng 26 loài. Được biết đến nhiều nhất là loài chuột Hamster Syria. Ngoài ra còn một số loài chuột khác rất được yêu thích và chuộng nuôi. Chẳng hạn như chuột Hamster Bear, Hamster Winter White, Hamster Robo, Hamster Campbell, Hamster Trung Quốc…

Chuột Hamster có ngoại hình nhỏ bé, lông mềm mại đa dạng màu sắc khác nhau và bao phủ khắp cơ thể. Chúng có phần đuôi ngắn, hàm răng dài, răng cửa lớn chuyên dùng để gặm nhấm. Kích thước chiều dài vào khoảng dưới 20cm, trọng lượng khoảng 200g, tùy theo từng loài. Tuổi thọ trung bình từ 1 đến 2 năm. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, chúng sẽ có tuổi thọ lâu hơn.

Chuột Hamster là loài chuyên thích sống về đêm. Ban ngày đa phần là chúng sẽ ngủ. Trong tự nhiên, chúng thường sống ở các khu vực khô và ấm như trên các thảo nguyên. Một số loài chuột có thể sống theo bầy, bạn có thể nuôi thành từng nhóm nhỏ. Tuy nhiên, có một số loài chuột Hamster có tính lãnh thổ cao, không thích hợp để nuôi cùng với các loài chuột Hamster khác.

Các loài chuột Hamster hot nhất hiện nay

Chuột Hamster bear

Một trong các giống chuột Hamster đáng yêu nhất hiện nay chính là chuột Hamster bear. Chúng có tính cách thân thiện, dễ gần, lại cũng rất đáng yêu nên thường được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, chúng cũng thường được dùng làm quà tặng cho các em nhỏ.

Chuột Hamster Bear đa phần có màu nâu vàng và màu trắng. Kích thước chiều dài vào khoảng 15cm, cân nặng khoảng 200g khi trưởng thành. Hiện nay, nhờ việc lai tạo, chuột Hamster Bear có nhiều màu sắc bắt mắt và đa dạng hơn.

Về tính cách, chuột Hamster Bear là loài dễ thuần hóa nhất trong số các loại Hamster. Chúng cũng rất ít khi cắn người. Tuy nhiên, nếu nuôi loài chuột này, bạn cần cân nhắc không nên nuôi chung với các loài Hamster khác. Vì chuột Hamster Bear có thể trở nên hung hãn để bảo vệ lãnh thổ, thậm chí có thể xung đột với các loài Hamster khác.

Ngoài ra, chuột Hamster Bear chuyên kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày khá lười biếng. Tuổi thọ của chúng chỉ khoảng từ 2 đến 4 năm.

Chuột Hamster Winter White

Chuột Hamster Winter White có ngoại hình khá tương đồng với loài chuột Hamster Campbell. Tuy nhiên, chúng có thân hình tròn trịa hơn. Phần mặt cũng ngắn hơn so với chuột Hamster Campbell.

Chuột Hamster Winter White có khả năng thay đổi màu lông. Khi thời tiết trở nên lạnh giá, lông của chúng có thể chuyển sang màu trắng để ngụy trang trông giống với tuyết. Đây cũng là lý do vì sao loài chuột này có tên là Hamster Winter White.

Về tính cách thì chúng rất hoạt bát, nghịch ngợm, không cắn người. Bạn có thể nuôi theo nhóm từ 2 đến 3 em hoặc nuôi với số lượng ít hơn.

Tuổi thọ trung bình của chuột Hamster Winter White là khoảng hơn 2 năm. Tuy nhiên, với điều kiện nuôi dưỡng tốt, chúng có thể sống lâu hơn.

Chuột Hamster Robo

Hamster Robo là giống chuột hamster có kích thước nhỏ. Kích thước khi trưởng thành chỉ khoảng 2 inch. Do chúng có kích thước nhỏ nên bạn có thể nuôi chuột Hamster Robo trong những bể cá nhỏ có nắp lưới đậy.

Màu sắc phổ biến nhất của chúng là màu nâu cát. Đặc biệt các bộ phận trên cơ thể như mặt, bụng và mí mắt có mảng màu sắc nổi bật.

Tính cách của chuột Hamster Robo rất ưa thích các loại đồ chơi, ưa hoạt động và di chuyển nhanh. Do đó bạn có thể bố trí thêm một vài món đồ chơi trong lồng nuôi.

Chúng có tuổi thọ trung bình vào khoảng 3 năm. Có thể thích nghi được khi nuôi chung cùng các loài chuột hamster khác.

Chuột Hamster Campbell

Chuột Hamster Campell khi trưởng thành thường có kích thước khoảng 4 inch. Đây cũng là một giống chuột thường được lựa chọn để nuôi thành nhóm giống như hamster robo.

Nhờ có kích thước nhỏ nhắn, chuột Hamster Campell dễ dàng luồn lách và khả năng di chuyển nhanh. Thế nhưng, bạn cần lưu ý là loài chuột này có bản tính hung dữ hơn các loài khác. Nếu cảm thấy bị đe dọa, chúng có thể sẽ cắn người.

Chuột Hamster Campell thích hoạt động về đêm. Tuổi thọ trung bình vào khoảng 2 năm. Với điều kiện nuôi dưỡng tốt, tuổi thọ có thể cao hơn.

Chuột Hamster Trung Quốc

Chuột Hamster Trung Quốc có kích thước khá lớn, chiều dài thường lên đến 5 inch. Loài chuột này có đường lông đen chạy dọc sống lưng. Đặc biệt hai bên thường là màu trắng ngà trông rất bắt mắt và rất ấn tượng.

Chuột Hamster Trung Quốc có tính cách hòa đồng và thân thiện. Nên bạn có thể dễ dàng vui chơi và vuốt ve chúng. Tuy vậy, do chúng có kích thước khá nhỏ nên đa phần sẽ dễ rơi khỏi tay bạn. Chủ nuôi cần lưu ý để chuột Hamster Trung Quốc không bị tổn thương.

Chúng có thể sống chung theo nhóm trong cùng một lồng nuôi. Và tuổi thọ trung bình rơi vào khoảng 3 năm.

chuot-hamster-5
Cách nuôi và chăm sóc chuột Hamster từ A đến Z

Cách nuôi và chăm sóc chuột Hamster từ A đến Z

Theo Cá Cảnh Mini, bạn nên nuôi chuột Hamster trong lồng có khung bằng kim loại. Loại này có ưu điểm là gọn nhẹ, bền và thoáng mát, giá tiền khá phù hợp. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có một số loại như lồng kính mica, lồng nhựa…

Không nên để lồng nuôi dưới ánh sáng mặt trời chiếu vào. Và cũng không nên để chuồng nuôi gần dàn âm thanh, tivi hay máy tính của bạn. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chuột Hamster là 20 đến 28 độ C.

Bên cạnh đó, bạn nên để một khay cát tắm trong lồng. Chuột Hamster sẽ tự làm sạch mình. Nên thay cát tắm sau khoảng từ 1 đến 2 tuần.

Ngoài ra, bạn có thể thay mùn cưa 1 tuần/lần để giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ. Rửa chuồng bằng nước sạch hoặc xà phòng có chất tẩy nhẹ. Và lưu ý cần phơi khô sạch sẽ trước khi cho chuột Hamster trở lại chuồng. Rửa bình nước khoảng 2 ngày/lần.

Chuột Hamster ăn gì thức ăn cho chuột Hamster

Chuột Hamster là loài gặm nhấm nên có thể ăn được rất nhiều thức ăn. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn giàu chất béo tốt cho hệ tiêu hoá của chuột Hamster. Cacanhmini đề xuất với bạn một số món khoái khẩu của chuột Hamster như hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt kê, ngô…

Các loại thức ăn tươi mà chuột Hamster có thể ăn được như súp lơ, cà rốt, dưa chuột, bánh gạo, sâu gạo rang bơ, các loại trái cây… Thỉnh thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn phô mai để giúp chúng trông béo ú hơn.

Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị một số loại đá mài răng cho chuột Hamster như: đá mài răng hình khúc xương hoặc đá mài răng san hô.

Lưu ý để giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ thì bạn không nên cho chuột Hamster ăn quá nhiều. Cá Cảnh Mini lưu ý với bạn rằng mỗi lần chỉ nên cho ăn một lượng nhỏ. 2 ngày thay thức ăn mới 1 lần. Không nên thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của chuột Hamster.

Kinh nghiệm nuôi chuột Hamster

Trong quá trình nuôi chuột Hamster, nếu bạn muốn vuốt ve hay bế chúng thì nên thu hút sự chú ý của chuột. Rồi từ từ tiến lại nắm lấy phần giữa cơ thể, tay còn lại luồn xuống phía dưới để bế chuột.

Lưu ý không nên đột nhiên bế chuột khi Hamster đang ngủ. Vì chúng có thể cắn bạn để tự vệ khi sợ hãi. Ngoài ra cũng không nên bế chúng khi đói hoặc khi chúng đang trong trạng thái căng thẳng.

Tác giả: ZiZi

Nguồn Cacanhmini.com

Tổng hợp các pet cảnh siêu hot trên Cá Cảnh Mini, bạn đã xem chưa:

Top 6 chuột Hamster đáng yêu dễ nuôi nhất hiện nay

Bí quyết nuôi Rồng Nam Mỹ Iguana bò sát cảnh tuyệt đẹp

Những loại rùa cảnh đẹp dễ nuôi thu hút giới trẻ

Những loài chim cảnh dễ nuôi nhất hiện nay

Top 10 giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam

Top 10 giống mèo cảnh được yêu thích nhất trên thị trường

Chuyên Mục: Pet cảnh khác
Bài trước
Các giống chuột Hamster đáng yêu dễ nuôi nhất hiện nay
Bài sau
Kỹ thuật nuôi Cự Đà Tê Giác Rhino Iguana đúng chuẩn