Công dụng của lá bàng cho cá betta

(Cá Cảnh Mini) – Anh em có sở thích nuôi cá cảnh và đang sở hữu một vài em cá betta xuất sắc ở nhà.

Thế nhưng, các chiến hữu mê cá cảnh đã biết đến công dụng của lá bàng cho cá betta chưa? Lá bàng được mệnh danh là thần dược cho cá betta.

Nhiều anh em có kinh nghiệm nuôi cá cũng thường cho một vài chiếc lá bàng vào môi trường sống của cá betta để giúp cá phát triển tốt hơn.

Cacanhmini.com sẽ điểm qua một số công dụng kỳ diệu từ lá bàng và gợi ý các anh em cách sử dụng lá bàng cho hồ cá nhé.

Công dụng hữu ích của lá bàng

Một số thành phần có sẵn trong lá bàng như: violeoxanthin, violaxanthin, lutheinepoxid và luthein-izome. Nhìn chung, đây là những chất cực kỳ hữu ích cho các loại cá cảnh nói chung cũng như cá betta nói riêng.

Sau khi chiến đấu hết mình với các đối thủ khác. Hoặc sau khi thụ tinh đẻ trứng, cá betta sẽ có những biểu hiệu mệt mỏi.

Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng cá betta còn bị rách vây, bong tróc vẩy… Lá bàng sẽ cực kỳ hữu ích trong trường hợp này, anh em chỉ cần thả một chiếc lá bàng vào hồ là có thể giúp chú cá betta nhanh chóng hồi phục và lành vết thương.

Lá bàng cũng có công dụng làm sạch môi trường nước, giúp cá không bị căng thẳng. Đặc biệt, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phần nào bảo vệ cá betta khỏi bị nấm.

Một công dụng nữa từ lá bàng theo Cacanhmini.com là tăng cường hệ miễn dịch cho cá. Vì thế, trong quá trình nuôi và lai giống cá betta, các anh em chủ nuôi cũng xem xét bổ sung lá bàng vào hồ.

Mục đích là làm tăng khả năng sinh sản ở cá, bảo vệ cá khỏi vi khuẩn gây hại…

Các chất trong lá bàng cũng làm gia tăng đáng kể trứng được thụ tinh.

Công dụng của lá bàng cho cá betta Công dụng của lá bàng cho cá betta

Hướng dẫn cách sử dụng lá bàng cho hồ cá betta

Bước 1: Mặc dù phải nói rằng, lá bàng như thần dược tuyệt diệu, hỗ trợ rất nhiều cho cá betta.

Thế nhưng, để sử dụng được lá bàng, lời khuyên từ Cacanhmini.com là anh em cần sử dụng những lá bàng đã khô và rụng xuống, chứ không nên dùng những chiếc lá bàng còn xanh.

Bước 2: Sau khi nhặt lá bàng khô về, bước đầu tiên là anh em cần loại bỏ bụi bẩn và làm sạch cho lá.

Sau đó, bỏ những chiếc lá bàng khô vào khay nước sạch mới hoàn toàn. Một chiếc lá bàng tương đương với tỉ lệ là 20 lít nước. Nếu bạn có hồ lớn hơn, có thể bỏ thêm nhiều lá bàng vào.

Bước 3: Ngâm lá bàng khô trong vòng vài ngày. Khi nào nước chuyển thành màu nâu thì có nghĩa là một số loại axit hữu cơ, axit humic và axit tannic trong lá bàng đã chuyển hóa vào trong nước, tạo thành một môi trường nước tuyệt vời cho cá betta.

Kinh nghiệm sử dụng lá bàng được lâu

Mách nhỏ với các chiến hữu, để sử dụng được lâu, khi nhặt lá bàng khô về. Anh em có thể làm sạch và sấy khô lá cho vào túi ni lông. Như vậy sẽ tránh ẩm ướt và bảo quản lá được lâu hơn.

Lá bàng khi kết hợp với Amonia (NH3) trong nước. Còn có tác dụng làm giảm các loại hóa chất độc hại như NH3, H2S, và xử lý một số kim loại nặng trong nước.

Nhiều người cũng cho rằng, trong lá bàng còn chứa một lượng Calcium rất cao.

Điều này cực kỳ có ích cho các loại cá cảnh, cá betta giúp cá có bộ xương khỏe mạnh, vây cá cũng phát triển tốt hơn.

Thanh Vi – Nguồn Cacanhmini.com

Nếu thấy anh, anh em hãy like và share. Và đừng bỏ qua các kinh nghiệm nuôi cá hữu ích từ Blog Cacanhmini.

Các loại thức ăn cho cá betta

Nuôi cá betta chung với cá nào?

Dấu hiệu nhận biết cá betta bị bệnh

Betta Samurai chiến binh rồng samurai mạnh mẽ

Kinh nghiệm nuôi cá betta sống lâu hơn

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Nuôi cá betta chung với cá nào
Bài sau
Cá Hoàng Kim và cá Hồng Kim đuôi kiếm