Đặc điểm và cách nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh

Đặc điểm và cách nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh. Một trong những em ốc ăn rêu hại được ưa chuộng nhất hiện nay chính là em ốc Nerita. Nếu bạn nào vẫn chưa biết đến loài ốc này, thì cùng Cacanhmini.com tìm hiểu ngay đặc điểm của ốc Nerita. Và nhất là cách nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh nhé.

oc-nerita-sinh-san-avt
Đặc điểm và cách nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh

Đặc điểm của ốc Nerita

Ốc Nerita tên khoa học là Neritina natalensis, thuộc họ Neritidae. Chúng thường được tìm thấy tại các khu vực nước lợ, các bờ sông hay suối. Đặc biệt có thể thích nghi với cả trong môi trường nước ngọt và nước mặn.

Vẻ ngoài của ốc Nerita có những vệt sọc trên lưng với các màu nâu và đen. Hoặc cũng có thể là các loại hoa văn khác. Trông rất độc đáo và bắt mắt. Kích thước từ 0,5 đến 2cm. Chúng có tuổi thọ trung bình vào khoảng từ 1 đến 2 năm.

Bên cạnh ốc táo, người chơi thủy sinh cũng lựa chọn em ốc Nerita cho bể thủy sinh nhà mình. Ốc Nerita chuyên dọn dẹp các loại rêu gây hại. Gần như chúng có thể ăn tất cả loại rêu hại trong hồ thủy sinh, từ rêu hại, rêu xanh bám kính, cho tới tảo nâu bám quanh hồ. Đồng thời xử lý luôn thức ăn thừa của cá còn đọng lại ở đáy bể. Góp phần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bể thủy sinh.

oc-nerita-avt
Đặc điểm của ốc Nerita

Cách nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh

Ốc Nerita thích hợp với nhiệt độ nước từ 23 đến 26 độ C. Độ pH tối ưu từ 6,5 đến 8,5. Thông thường, ốc Nerita sẽ đẻ trứng trên gỗ lũa, đá hay các loại cây thủy sinh, rêu thủy sinh trong bể.

Khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy có những đốm trắng nhỏ trên thành bể, trên đá, gỗ lũa hay trên các nhánh cây thủy sinh… Đó chính là trứng của ốc Nerita. Trứng có hình bầu dục, nằm rải rác, khá cứng và chắc. Bên ngoài trông giống như các vỏ trứng vậy.

cach-nuoi-oc-nerita-1
Cách nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh

Thêm vào đó là các em ấy khá là thông minh đấy nhé. Vì toàn thích đẻ trứng vào các khe hở tối trong đá hay gỗ lũa. Và vỏ ốc con cũng khá cứng nữa. Nên đến mấy chú cá tinh nghịch hay tép cảnh cũng chẳng ăn được trứng của tụi nó đâu.

Cách cho ốc Nerita sinh sản Cacanhmini.com đã chia sẻ qua bài viết trước đây. Bạn hãy tham khảo chi tiết tại Cách nuôi ốc Nerita sinh sản nhanh trong bể thủy sinh.

cach-nuoi-oc-nerita-2
Lưu ý khi nuôi ốc Nerita.

Lưu ý khi nuôi ốc Nerita trong bể thủy sinh

Một số anh em thường gặp phải vấn đề ốc Nerita bò qua ngoài bể thủy sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về điều này. Cách khắc phục là có thể để mực nước thấp hơn mặt bể tầm từ 3 đến 5 cm để hạn chế ốc Nerita bò ra ngoài nhé.

Tác giả: H.Tâm

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi ốc Nerita, bí kíp có 1-0-2 đừng bỏ lỡ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Ốc Nerita gai ốc ăn rêu hại trong hồ thủy sinh

Cách nuôi ốc Nerita sinh sản nhanh trong bể thủy sinh

Hướng dẫn cách loại bỏ diệt trứng ốc Nerita

Top 6 loại ốc cảnh đẹp dễ nuôi trong bể thủy sinh

Ốc ăn ốc Helena sát thủ chuyên diệt ốc gây hại

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Tuổi Canh Thân 1980 hợp với tuổi nào để làm ăn lấy vợ chồng
Bài sau
Tử vi trọn đời tuổi Nhâm Tuất 1982 nam mạng chính xác