Hướng dẫn trồng cây thủy sinh Tiêu Thảo hiệu quả

Hướng dẫn trồng cây thủy sinh Tiêu Thảo hiệu quả. Cây Tiêu Thảo là một trong những cây thủy sinh có sức sống mãnh liệt. Cực kỳ phổ biến và được trồng rất nhiều trong bể thủy sinh hiện nay. Đặc biệt, cây Tiêu Thảo cũng có nhiều màu sắc khác nhau, rất đẹp và phù hợp với điều kiện ánh sáng thấp hoặc cao. Cacanhmini.com hướng dẫn anh em trồng cây thủy sinh Tiêu Thảo mang lại hiệu quả cao.

cay-tieu-thao-3
Đặc điểm của cây thủy sinh Tiêu thảo

Đặc điểm của cây thủy sinh Tiêu thảo

Cây Tiêu Thảo có tên khoa học là Cryptocoryne wendtii Red. Lá cây có hình dạng như lá liễu. Màu sắc thì cực kỳ đa dạng, nên được nhiều anh em chơi thủy sinh yêu thích.

Cây có thân hình nhỏ, mọc chậm, thích hợp trồng trong các bể thủy sinh nhỏ. Chúng cũng có rễ để hút chất dinh dưỡng trong đất nền dưới đáy bể giúp cây sinh trưởng và phát triển.

cay-tieu-thao-1
Cây thủy sinh Tiêu Thảo

Hướng dẫn trồng cây thủy sinh Tiêu Thảo hiệu quả

Nhìn chung, cây Tiêu Thảo tương đối dễ trồng. Do có dáng vẻ đặc biệt và màu sắc cũng khá phong phú nên sẽ khó phối cảnh hơn với những anh em nào chưa có nhiều kinh nghiệm chơi thủy sinh.

Loài cây này thường được dùng làm cây trung cảnh. Chúng có thể tự tách thành cây con mới trong bể thủy sinh. Thế nhưng, trong trường hợp nhiệt độ quá nóng, cây Tiêu Thảo có thể chậm phát triển.

Ưu điểm của loại cây thủy sinh này là không kén ánh sáng, có thể thích hợp với mọi điều kiện ánh sáng. Nếu được thì anh em có thể bổ sung thêm CO2 để cây ra lá nhanh hơn và bung xòe đẹp hơn chỉ sau hai tuần. Cây Tiêu Thảo cũng là lựa chọn sáng giá để trồng trong các bể thủy sinh dư dinh dưỡng.

cay-tieu-thao-2
Lưu ý khi trồng cây thủy sinh Tiêu thảo

Lưu ý khi trồng cây thủy sinh Tiêu thảo

Lưu ý khi mới mua về, bạn nên ngâm cây Tiêu Thảo ở một góc bể trong khoảng 3 ngày. Để cho cây dễ dàng thích nghi với điều kiện trong bể rồi mới cắm vào phần đất nền.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc cây thủy sinh Tiêu Thảo, nếu xuất hiện tình trạng bị vàng lá thì có nghĩ là cây đang thiếu sắt. Anh em cần bổ sung thêm các vi lượng cần thiết để cây phát triển trở lại.

Tác giả: Vivian

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm chơi thủy sinh cho các anh em, chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh

Hướng dẫn cách chọn đèn cho hồ thủy sinh

Tảo cầu nhật Marimo đẹp mê ly chắc có yêu là đây

Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Cá voi xanh xuất hiện ở vùng biển gần Sydney
Bài sau
Trồng cây Cỏ Nhật xanh tươi trong bể thủy sinh