Khám phá phong cách thủy sinh Iwagumi xếp đá Nhật Bản

Khám phá phong cách thủy sinh Iwagumi xếp đá Nhật Bản. Phong cách thủy sinh Iwagumi là một trong những phong cách chơi thủy sinh hấp dẫn và thú vị nhất hiện nay. Phong cách này được ra mắt lần đầu tiên bởi Takashi Amano, người sáng lập trường phái thủy sinh hiện đại. Bể cá phong cách Iwagumi mô phỏng cảnh quan thiên nhiên với sự đơn giản, tinh tế và không gian mở.

Nét đặc trưng của phong cách thủy sinh Iwagumi là một loạt các đá sắp xếp theo tỷ lệ vàng hoặc tỷ lệ 1/3. Và thông thường số lượng đá trong bể là số lẻ để bố cục không bị quá cân bằng. Chẳng hạn như trong bể có ít nhất là 3 viên đá. 1 viên đá lớn và ít nhất 2 viên đá phụ. Thậm chí có nhiều đá phụ hơn, tuy nhiên vẫn đảm bảo là số lẻ.

Trong bài viết này, Cacanhmini.com sẽ giới thiệu với bạn về phong cách thủy sinh Iwagumi. Còn được gọi là nghệ thuật xếp đá Nhật Bản đầy tinh tế. Khám phá ngay!

be-ca-phong-cach-iwagumi-1
Khám phá phong cách thủy sinh Iwagumi xếp đá Nhật Bản

Thế nào là phong cách thủy sinh Iwagumi?

“Iwagumi” trong tiếng Nhật có nghĩa là “Hình dáng của đá”. Phong cách thủy sinh Iwagumi đề cập đến kiến ​​trúc đá, xác định chính xác vị trí và các góc cạnh của từng viên đá trong thiết kế. Về cơ bản, mỗi viên đá trong bố cục Iwagumi đều là một phần không thể thiếu của cấu trúc tổng thể.

Theo truyền thống, sẽ có tối thiểu ba viên đá trong một bể Iwagumi. Tuy nhiên, bạn có thể tăng giảm số lượng đá để xây dựng nên một bố cục ưng ý.

Phong cách thủy sinh Iwagumi cũng quy định sử dụng số lượng đá là số lẻ. Điều này giúp tạo sự tự nhiên, phá bỏ đi sự đối xứng trong bố cục (vốn gần như không có trong tự nhiên). Số lượng đá lẻ cũng khiến người xem không phân tách bố cục thành 2 phần khi nhìn vào. Tạo nên sự liền mạch cho bố cục tổng thể.

Ngoài đá, Iwagumi cũng sử dụng các loại cá cảnh và cây trồng ở mức độ tối thiểu. Người chơi cần cố gắng cân bằng tất cả các yếu tố trên để có thể tạo nên một thiết kế “tĩnh”.

be-ca-phong-cach-iwagumi-2
Thế nào là phong cách thủy sinh Iwagumi?

Bố cục cơ bản trong phong cách thủy sinh Iwagumi

Khám phá phong cách thủy sinh Iwagumi xếp đá Nhật Bản. Mỗi viên đá trong bố cục Iwagumi đều có tên riêng và vai trò cụ thể trong thiết kế tổng thể. Chẳng hạn như:

OYAISHI

Là viên đá lớn nhất, mang tính thẩm mỹ cao nhất trong toàn bộ thiết kế. Oyaishi luôn được sử dụng làm tâm điểm cho bố cục.

Do là trọng tâm chính của bể, Oyaishi thường khá góc cạnh. Và thường được đặt nghiêng để thể hiện dòng chảy, sự bào mòn của nước.

FUKUISHI

Fukuishi là hòn đá lớn thứ hai trong bể cá. Tương tự như Oyaishi, Fukuishi cần có sự liên quan đến màu sắc thiết kế tổng thể.

Theo truyền thống, hòn đá này thường được đặt ở bên trái hoặc bên phải của Oyaishi. Fukuishi sẽ đóng vai trò cân bằng cho Oyaishi.

SOEISHI

Hòn đá lớn thứ ba là Soeishi. Nhiệm vụ là làm nổi bật vẻ đẹp của các hòn đá chính.

SUTEISHI

Những viên đá nhỏ còn lại trong bố cục, Suteishi còn được coi là “vật hy sinh.” Mặc dù Suteishi không bao giờ là một phần chính của bố cục. Thế nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng phần còn lại của thiết kế.

Cây thủy sinh và cá cảnh phù hợp với phong cách Iwagumi

Cây thủy sinh trong phong cách Iwagumi làm nhiệm vụ duy trì sự đơn giản. Và giúp cân bằng với các thành phần chính là đá. Tuy nhiên thảm thực vật thường chỉ được dùng để tạo một không gian mở. Một số cây phổ biến trong phong cách Iwagumi như cây ngưu mao chiên, trân châu Nhật, trân châu ngọc trai, trân châu Cuba, cây rau má hương, rêu Minifiss…

Các loại cá cảnh cũng cần sự tối giản, đơn giản và hài hòa giữa các bố cục. Một số loài cá thường được sử dụng trong phong cách này như cá sóc đầu đỏ, cá neon vua, cá tam giác, cá trâm… Các loại cá nhỏ và có tập tính bơi thành đàn góp phần tạo ra một cảnh quan thanh bình cho bể cá thủy sinh Iwagumi.

be-thuy-sinh-dep-nhat-the-gioi-15
Phong cách Iwagumi thách thức người chơi

Phong cách Iwagumi thách thức người chơi

Mặc dù thoạt nhìn Phong cách Iwagumi có vẻ là phong cách thủy sinh khá dễ chơi. Thế nhưng, lại khá khó khăn để duy trì các thiết kế. Ngoài ra, việc chọn lựa cây thủy sinh và các loại cá cảnh phù hợp cũng hạn chế phần nào sự sáng tạo của bạn.

Bên cạnh đó, khi mới set up bể cá thủy sinh Iwagumi. Bạn nên thay nước hàng ngày trong 2 tuần đầu. Làm sạch mặt kính mỗi tuần và vệ sinh bộ lọc 1 lần/tháng.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm chơi thủy sinh siêu hay cho người mới, tham khảo ngay trên Blog Cá Cảnh Mini:

Những phong cách thủy sinh đỉnh của đỉnh

Tìm hiểu phong cách thủy sinh Hà Lan nghệ thuật

Tuyển tập những bể cá ngoài trời đẹp và sáng tạo nhất

Tổng hợp các loại cây ráy thủy sinh dễ trồng nhất

Những loại đá trang trí bể cá cảnh bể thủy sinh

Chuyên Mục: Thủy sinh
Bài trước
Tạo nền đẹp cho bể thủy sinh với rêu Minifiss
Bài sau
Kỹ thuật nuôi rùa Common Snapping Turtle