Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta

(Cá Cảnh Mini) – Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta.

Một số chiến hữu nuôi cá betta inbox Cacanhmini.

Và hỏi về kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta.

Mặc dù cá betta có sức sống rất tốt, cực kỳ khỏe mạnh và dẻo dai, chiến đấu sung với những con cá khác.

Thế nhưng, sau khi chọi, chú cá betta của anh em có thể đã gặp phải một số chấn thương.

Mà anh em chẳng hề hay biết. Vậy làm thế nào để điều trị chấn thương cho cá betta?

Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta

Theo kinh nghiệm của Cacanhmini, những nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương cho cá betta là.

Anh em chủ nuôi cho cá betta chiến đấu với những đối thủ khác. Anh em ép cặp cá betta và con trống đột nhiên tấn công con mái.

Trường hợp nếu bạn nuôi chung với những loài cá khác, cá betta bị cá khác tấn công vây và đuôi…

Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta

Để điều trị cho cá betta trong các trường hợp này, anh em nên thực hiện theo từng bước sau:

Cá betta

Bước 1: Cách ly cá betta ra một hồ riêng biệt. Kế đến, thêm một giọt nước trử trùng để tránh nhiễm trùng cho cá.

Trường hợp cá chỉ bị xây xát nhẹ, chủ nuôi có thể nuôi riêng lẻ một thời gian. Khi bình phục thì có thể để vào hồ lại như lúc đầu.

Bước 2: Trong trường hợp cá bị chấn thương nặng hơn, anh em cũng cần cách ly cá. Đặc biệt sử dụng nước sạch.

và làm sạch vết thương cho cá bằng cách dùng chất khử trùng pha loãng Mercurochrome.

Làm theo cách này 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 4 ngày. Đừng quen theo dõi tình trạng cho cá betta.

Bước 3: Nếu đã nuôi riêng lẻ cá betta và điều trị theo 2 bước trên mà cá vẫn bơi chậm, lờ đờ.

Khả năng cao là chú cá betta của anh em đã nhiễm bệnh ký sinh trùng. Hoặc táo bón hay bị nhiễm vi khuẩn.

Anh em nên làm cho cá tiếp cận bơi lên mặt trên của nước. Thường xuyên kiểm tra mực nước trong hồ.

Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta

Bước 4: Trường hợp cá betta thở nhanh, bỏ ăn, thậm chí vị hôn mê. Rất có thể cá đã bị ngộ độc Amoniac.

Cá bị nhiễm bệnh này có thể bị chết trong thời gian ngắn. Anh em chủ nuôi nên cân bằng các yếu tố trong hồ.

Chẳng hạn như nồng độ Nitrit và nirat nước trong hồ. Đặc biệt lưu ý cứ cách 4 ngày thì thay 1/2 nước trong hồ. Thêm than hoạt tính vào bộ lọc để giúp cá cải thiện.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình nuôi cá betta, các chiến hữu nhớ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nhất là thức ăn tươi sống để cá betta luôn khỏe mạnh và chiến đấu tốt trong mọi cuộc chiến nhé.

Thanh Vi – Nguồn Cacanhmini.com

Đừng bỏ lỡ các bài viết chia sẻ kinh nhiệm từ các anh em đam mê cá cảnh:

Kinh nghiệm chọn mua cá betta khỏe mạnh

Lý giải nguyên nhân vì sao cá betta bỏ ăn

Hướng dẫn cách cứu cá betta hấp hối

Cá betta fancy màu sắc của các loài hoa

Cá betta và vẻ ngoài tuyệt đẹp của cá betta

Chuyên Mục: Kinh nghiệm nuôi cá cảnh
Bài trước
Cá Hoàng Kim và cá Hồng Kim đuôi kiếm
Bài sau
Kinh nghiệm nhận biết tuổi của cá betta