Kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay

Kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay. Anh em chủ nuôi lưu ý là trứng cá rồng khá to, với đường kính khoảng 1,7mm. Số lượng trứng cũng tùy thuộc vào từng loài và tuổi tác của cá rồng cái. Cacanhmini.com chia sẻ anh em kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay.

thuc-an-cho-ca-rong-3
Kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay

Thông tin cho anh em về cá rồng

Cá rồng được mệnh danh là vua của các loài cá cảnh. Tên khoa học là Scleropages formosus. Loài cá này cũng được đông đảo các anh em dân chơi cá cảnh yêu thích nhờ vẻ ngoài đặc sắc. Hơn nữa, cá rồng còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Thậm chí xua đuổi tà khí và vận rủi.

Cá rồng có tập tính tranh dành lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ. Chúng cần hồ có kích thước ít nhất 60x40x40. Trung bình chỉ nên nuôi 1 chú/hồ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi chung, phải cần có hồ lớn hơn. Nuôi chung trong hồ nhỏ có thể làm các chú ấy tranh dành lãnh thổ, thậm chí chiến đấu sống còn với nhau. Và rồi anh em cũng chẳng còn chú cá rồng chiến mãnh nào đâu.

thuc-an-cho-ca-rong-4
Thông tin cho anh em về cá rồng

Môi trường nước thích hợp với cá rồng là ở nhiệt độ từ 29 đến 30 độ C. Độ PH thích hợp là từ 6.5 đến 7.5. Khi nuôi cá rồng, anh em nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước cũng như kiểm tra độ PH. Thay đổi nhiệt độ nước, độ PH đột ngột có thể khiến cá bị yếu đi và mắc bệnh.

Cá rồng ăn được nhiều loại thức ăn như các loại cá nhỏ, cá xiêm, nhái con, rít, gián… Hoặc bạn cũng có thể cho cá rồng ăn một số loại thức ăn khô dạng viên, đã được chế biến sẵn và bày bán tại các cửa tiệm.

thuc-an-cho-ca-rong-1
Cá rồng ăn được nhiều loại thức ăn.

Kinh nghiệm nuôi cá rồng sinh sản cực hay

Trong môi trường tự nhiên, cá rồng đực và cá rồng cái sống chung theo bầy đàn. Khi đến giai đoạn sinh sản, cá rồng đực và cá rồng cái ở tuổi trưởng thành sẽ tách bầy, bắt cặp sống riêng với nhau.

Ban đầu các chú cá rồng tự chủ động tìm một cô nàng cá cái bụng căng tròn trứng để ghép đôi. Có khi các chú cá đực phải tốn kha khá thời gian theo đuổi và chinh phục em cá rồng cái.

ca-rong-sinh-san-1
Nuôi cá rồng sinh sản như thế nào.

Sau khi quyến rũ được cô nàng cá rồng cái, cá đực tìm vùng nước cạn, đáy có lớp bùn và hơi lõm để làm ổ đẻ. Khi trứng trong bụng đến độ già, cá rồng đực kè cá cái và quấn quýt với nhau để ép hết trứng ra ngoài.

Tiếp đó, cá rồng đực bơi theo sau, rưới tinh dịch lên ổ trứng để thụ tinh. Rồi tiếp tục nhặt hết trứng cho vào trong hốc miệng. Thời gian ấp trứng là trong vòng 2 tháng. Cá rồng cha đa phần chịu nhịn đói trong khoảng thời gian 2 tháng ấp trứng.

ca-rong-sinh-san-2
Trứng cá rồng khá to. Hình ảnh cá rồng bột.

Anh em chủ nuôi lưu ý là trứng cá rồng khá to, với đường kính khoảng 1,7mm. Số lượng trứng cũng tùy thuộc vào từng loài và tuổi tác của cá rồng cái. Blog Cá Cảnh Mini chúc anh em thành công với đàn cá rồng hoành tráng nhé.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá rồng có một không hai trên Blog Cá Cảnh Mini:

Thức ăn cho cá rồng lên màu đẹp hút tài lộc

Cá rồng nuôi chung với cá nào

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng

Cách nuôi cá Rồng Cửu Sừng quái vật nơi đáy bể

Chồng nhậu ngủ quên nhà bạn vợ làm thịt cá rồng 20 triệu

Anh em chọn cá rồng siêu xe Lamborghini hay Porches

Chuyên Mục: Kinh nghiệm nuôi cá cảnh
Bài trước
Kinh nghiệm phân biệt cá vàng Lưu Kim Ryukin đực cái
Bài sau
Kỹ thuật nuôi cá rồng Ngân Long sinh sản hiệu quả