Lần đầu nuôi cá sặc gấm cảm xúc khó tả

(Cá Cảnh Mini) – Lần đầu nuôi cá sặc gấm cảm xúc khó tả. Cá sặc gấm, tên gọi khác là cá sặc lửa, có họ với cá tai tượng. Màu sắc sặc sỡ là sự kết hợp của các màu như hồng, đỏ, xanh dương, xanh lục…

Cực kỳ bắt mắt cộng thêm đặc tính dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường sống. Bản tính của cá sặc gấm cũng khá hiền lành, nuôi cùng với các loại cá khác.

Nên được nhiều người ưa thích, đặc biệt được người mới tập chơi cá cảnh lựa chọn. Cacanhmini.com kể lại cho 500 anh em lần đầu nuôi cá sặc gấm, cảm xúc khó tả đến cỡ nào.

Lần đầu nuôi cá sặc gấm cảm xúc khó tả

Kể lại kỉ niệm mua cá sặc gấm ở Hà Nội cho 500 anh em nè. Còn nhớ những ngày đầu mới bước chân lên Hà Nội. Khi đi qua những con phố bày bán đầy những loại cá cảnh đẹp mắt. Mình thích lắm và ao ước có được.

Nhưng sinh viên mà, chẳng có nhiều tiền, nên chỉ có thể mua được một bể cá mini, và vài con cá nho nhỏ thả vào. Lần đầu nhìn thấy cá sặc gấm, mình bị thu hút bởi màu sắc của chúng. Những chú cá nhỏ xanh, đỏ, hồng tung tăng bơi lượn khiến mình thích mê.

Những con cá đực có màu đỏ cam kéo dài trên vây, kết hợp với các dải màu xanh lục trên bụng. Đến mùa sinh sản sẽ phát triển thành màu tím rất đẹp để thu hút bạn tình. Con cá cái màu sắc ít bắt mắt hơn.

Chúng có màu bạc hay xám nhạt với dải màu vàng đen trên thân. Ở loài cá này con đực có kích thước lớn hơn con cái. Con đực chiều dài trung bình khoảng 7.5-8cm. Con cái chỉ khoảng 6cm.

Môi trường sống cho cá sặc gấm

Cá sặc lửa dễ nuôi lắm. Chúng thích nghi với môi trường nước trong và tĩnh lặng. Nên các bạn chỉ cần một bể cá nhỏ, thả vài viên sỏi hoặc cát cho đẹp.

Không nhất thiết cần bể cá có thác nước hay máy sục đâu, vì chúng thích dòng chảy chậm.

Điều quan trọng nước trong bể phải nên được thay thường xuyên với khoảng 1/4 lượng nước cũ. Lưu ý lượng nước mới là nước đã được làm sạch hết clo.

Nhiệt độ thích hợp cho cá sặc gấm trung bình khoảng từ 25-26 độ C. Độ PH từ 6-8 độ. Độ cứng của nước khoảng từ 5-20.

Lần đầu nuôi cá sặc gấm cảm xúc khó tả Lần đầu nuôi cá sặc gấm cảm xúc khó tả

Cách nuôi cá sặc gấm

Để trang trí cho bể cá, mình có mua thêm một ít rong thủy sinh trôi nổi trên mặt nước cho tụi nó có chỗ trú ẩn.

Mỗi lần cho cá ăn, mình cũng hay tâm sự và nói chuyện với tụi cá sặc lửa. Dù có hơi tự kỷ nhưng lại khiến mình liên tưởng đến vụ Tấm hay gọi cá bống lên ăn. Hihi.

Xem thêm: Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền

Thức ăn thích hợp cho cá sặc gấm

Về thức ăn, cá sặc gấm ăn tạp. Chúng có thể ăn các loại như: tảo, côn trùng, giáp xác, trùn chỉ, loăng quăng, kể cả thức ăn khô dạng viên…

Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho ăn một lượng nhỏ/lần thôi nhé. Vì thức ăn thừa có thể làm bẩn bể cá đó.

Tập tính sinh sản của cá sặc lửa

Nếu muốn chúng sinh sản thì bạn nên nuôi riêng một con đực và một con cái. Đồng thời, chuẩn bị một số yếu tố khác để tụi nó yên tâm mà duy trì nòi giống cho bạn.

Chẳng hạn như tránh ánh sáng mạnh, tụi nó thích hợp ở nơi mát mẻ, ít ánh sáng. Chuẫn bị nhiệt độ ở mức tầm 27 độ C. Và một số loại cây thủy sinh nổi trên mặt nước.

Cá đực thường sẽ làm tổ cho cá cái đẻ trứng. Sau khi đẻ, bạn nên tách cá mẹ ra một bể nuôi riêng. Điều này sẽ tránh tình trạng cá sặc gấm mẹ ăn trứng hoặc bị cá bố tàn sát.

Thông thường, đàn cá sặc gấm con sẽ nở sau khoảng 3 ngày. Cá sặc gấm bột mới nở bơi được. Và ăn được các loại thức ăn như giáp xác, ấu trùng.

Hoặc bạn cho tụi nó ăn lòng đỏ trứng luộc hay bo bo cung cấp chất dinh dưỡng cho tụi nó khỏe mạnh và mau lớn. À còn nữa, nhiệm vụ của bạn là chăm sóc chúng đến khoảng thời điểm thích hợp thì có thể trao trả chúng cho bố mẹ. Giá cả dao động khoảng từ 5-25k/em.

Một em cá sặc gấm xinh đẹp có giá bao nhiêu?

Hiện nay, cá sặc gấm được nuôi rất nhiều. Nên giá thành khá rẻ, tùy vào kích thước và chủng loại. Giá dao động khoảng từ 5-25k là bạn đã có một chú cả cảnh tuyệt đẹp rồi. Nếu muốn có thêm bạn cho cá sặc gấm (ý là anh em muốn nuôi em các loài cá khác).

Thì hãy chọn những loại cá có yêu cầu điều kiện môi trường tương tự nhé. Người bạn lí tưởng của cá sặc gấm nên có xu hướng bơi ở tầng đáy hoặc tầng giữa để tránh việc tranh chấp lãnh thổ.

Trên đây là những chia sẻ của mình về kinh nghiệm nuôi cá sặc gấm. Hi vọng những thông tin mình đưa ra sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc tính và cách chăm sóc loài cá này. Cacanhmini.com chúc các bạn có bầy cá sặc gấm tuyệt đẹp nhé.

Tác giả: AnAn – Nguồn Cacanhmini.com

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá, trải nghiệm nuôi cá cực kỳ thú vị cho các anh em:

Cách nuôi cá anh đào loài cá thủy sinh tuyệt đẹp

Cách nuôi cá ngựa cảnh vẻ đẹp kỳ lạ độc đáo

Cá betta cái thà chết không chịu đẻ phải làm sao?

Hỏi đáp những pha khó đỡ khi nuôi cá cảnh betta

Cười ra nước mắt khi vợ thẳng tay rán cá cảnh

Chuyên Mục: Cá cảnh
Bài trước
Cách nuôi cá anh đào loài cá thủy sinh tuyệt đẹp
Bài sau
Cách trồng cây thủy sinh Dương Xỉ Châu Phi Mini