Nguyên nhân triệu chứng điều trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh

Nguyên nhân triệu chứng điều trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh. Rùa cảnh mắc bệnh nhiễm trùng mắt sẽ xuất hiện những chấm trắng nhỏ trên giác mạc. Những chấm trắng này có thể lan ra khắp mắt dẫn đến sự phát triển của những vết loét. Nếu chủ nuôi phát hiện thấy bất kỳ chất lỏng nào chảy ra từ miệng và mũi của rùa. Thì nên lưu ý vì đó có thể là bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn chứ không phải là bệnh đau mắt đỏ.

Dưới đây là các bệnh thường gặp ở rùa cảnh. Cacanhmini.com nêu ra một số nguyên nhân, triệu chứng cũng như chia sẻ cách điều trị các bệnh thường gặp này.

rua-dat-gopher-2
Nguyên nhân triệu chứng điều trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh

Bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp nhất khi rùa bị bệnh đau mắt đỏ là tuyến ổ mắt và màng kết thường đỏ lên. Trông có vẻ như rùa đang khóc. Chúng cũng thường xuyên bị nghẹt mũi.

Thêm vào đó, mi mắt của rùa cảnh ngày càng sưng lên và căng phồng hơn bình thường. Bọng mắt ngày càng xệ xuống. Và xung quanh mắt cũng có nhiều da chết.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nặng hơn. Rùa không nhìn thấy gì nên không thể ăn hay uống nước. Cơ thể gầy ốm, di chuyển chậm chạp hoặc nằm im không di chuyển.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh là do rùa bị thiếu hụt vitamin A. Khẩu phần ăn hàng ngày của rùa không đa dạng và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đa phần do chủ nuôi chỉ cho rùa ăn các loại thức ăn tổng hợp. Hoặc chỉ ăn rau xà lách hoặc chỉ ăn thịt…

Một nguyên nhân khác nữa là chất lượng nước kém. Bể nuôi cũng không được vệ sinh sạch sẽ và thay nước thường xuyên.

Cách điều trị

Khi quan sát, nếu thấy rùa xuất hiện những triệu chứng Cacanhmini liệt kê ở trên. Cách tốt nhất là đem rùa đến các trung tâm chuyên điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Nature Zone để bổ sung. Cho 2 đến 4 giọt trộn vào thức ăn của rùa. Hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng rùa.

Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh là do môi trường nước, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt Repti của Zoo Med. Với liều lượng từ 1 đến 2 giọt để làm sạch mắt rùa và ngăn ngừa các bệnh.

Thêm vào đó có thể kết hợp sử dụng ReptiSafe của Zoo Med nhằm điều tiết môi trường nước. Để làm cho nước an toàn hơn khi rùa ngâm mình và ăn dưới nước.

Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

rua-chau-phi-sulcata-4
Bệnh thiếu vitamin A ở rùa cảnh

Bệnh thiếu vitamin A ở rùa cảnh

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh thiếu vitamin A ở rùa cảnh chủ yếu là do chế độ ăn uống của rùa cảnh chưa hợp lý, không đầy đủ. Hoặc thực đơn không đủ chất dinh dưỡng. Có thể chủ nuôi chỉ cho rùa ăn rau xà lách hoặc toàn thịt. Hoặc chỉ sử dụng các viên thức ăn tổng hợp…

Những thực phẩm này đa phần có hàm lượng vitamin A thấp. Khi rùa cảnh chỉ ăn một loại thức ăn trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu vitamin A. Nguyên nhân triệu chứng điều trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh

Triệu chứng

Khi rùa cảnh bị thiếu vitamin A, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng sau đây:

  • Rùa có mí mắt bị sưng, khóe mặt đỏ. Ngoài ra còn có sự phát triển bất thường của mắt trong phôi.
  • Phần miệng bị viêm, lở loét. Thậm chí bị chảy nước mũi.
  • Bên cạnh đó, rùa cũng có những biểu hiện như biếng ăn hoặc bỏ ăn. Và dường như mất cảm giác ngon miệng.

Cách điều trị

Khi rùa cảnh bị thiếu vitamin A, bạn có thể trị bệnh ngay tại nhà. Chỉ cần bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A. Chẳng hạn như cà rốt, dưa vàng, cải xoăn, đu đủ, khoai lang, rau bina, củ cải xanh, bông cải xanh, quả mơ, quả đào, gan, cá…

Đặc biệt, chủ nuôi cần lưu ý khi cho rùa cảnh ăn. Phải sử dụng thức ăn tươi ngon, không có mùi lạ hay bị nấm mốc… Ngoài ra cũng có thể bổ sung trực tiếp vitamin A theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trị bệnh thiếu vitamin A ở rùa cảnh

rua-khong-lo-aldabra-1
Bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh

Bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa là do nguồn nước nuôi không được lọc sạch. Hoặc có quá nhiều thức ăn thừa trong bể khiến vi khuẩn sinh sôi.

Trường hợp khác là do rùa bị bụi vào mắt hoặc do có mảnh vụn hay dị vật bay vào mắt. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh là vi khuẩn Pseudomonas và vi khuẩn Pseudomonas…

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp nhất khi rùa mắc bệnh nhiễm trùng mắt là mí mắt căng phồng hơn so với bình thường. Kết mạc của mắt rùa xuất hiện những vết màu đỏ.

Quan sát kỹ bên trong sẽ thấy các đốm trắng nhỏ trên giác mạc của rùa. Thậm chí có thể bị lan rộng khắp mắt. Rùa thường có thói quen gãi hoặc dụi mắt.

Thêm vào đó, khi mắt bệnh nhiễm trùng mắt, rùa cảnh thường chán ăn hoặc bỏ ăn và giảm cân nhanh. Thở khò khèn, có chất lỏng từ miệng, mũi cũng như mắt.

Cách điều trị

Để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh. Chủ nuôi nên thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi rùa, vệ sinh môi trường sống của rùa. Đồng thời, nên thay nước thường xuyên và dọn sạch thức ăn thừa ít nhất là mỗi tuần 1 lần.

Bên cạnh đó cần lưu ý sử dụng bể có kích thước đủ rộng đáp ứng không gian cho rùa. Ngoài ra cũng có thể lắp đặt bộ lọc và nước nuôi cần phải được khử Clo.

Để chữa trị có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt rùa Repti của Zoo Med. Hoặc sử dụng một số loại kháng sinh khác. Chẳng hạn như Chloramphenicol, Neomycin. Đặc biệt cần sử dụng liều lượng theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y.

Xem thêm: Cách chữa trị bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh

rua-chan-do-red-foot-3
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh. Chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Chẳng hạn như vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas được tìm thấy trong khí quản, phổi và trong mũi của rùa cảnh.

Một nguyên nhân khác có thể là do không khí thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Làm ảnh hưởng và nhiễm trùng đường hô hấp của rùa.

Ngoài ra, vẫn còn một số tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng hô hấp này. Ví dụ như môi trường sống của rùa không được chủ nuôi vệ sinh thường xuyên. Tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi rồi xâm nhập vào đường hô hấp của rùa. Nước bị bẩn hoặc rùa cảnh bị thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin A…

Triệu chứng

Khi rùa cảnh bị nhiễm trùng đường hô hấp, sẽ thường có những triệu chứng như:

  • Sổ mũi, chất nhầy tiết ra từ mũi. Mắt rùa cũng bị sưng lên hoặc nhắm lại.
  • Rùa có biểu hiệu thở hổn hển, hoặc khó thở. Thở khò khè, miệng thường xuyên mở ra để hít không khí.
  • Rùa thường mệt mỏi và di chuyển chậm. Chỉ thích nằm yên một chỗ.
  • Nếu rùa nước bị nhiễm trùng đường hô hấp thì sẽ thường xuyên nổi lên mặt nước để hít thở.

Cách điều trị

Để điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ nước lên khoảng 28 đến 29 độ C. Thay nước thường xuyên và vệ sinh bể ít nhất mỗi tuần 1 lần. Đồng thời, cách ly rùa cảnh nhiễm bệnh. Và cung cấp thực đơn ăn uống phù hợp với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Nguyên nhân triệu chứng điều trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh

Khi rùa bị nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn nên sử dụng đèn hồng ngoại để hỗ trợ tăng nhiệt độ bên trong cơ thể rùa chống lại vi khuẩn. Bên cạnh đó, cũng có thể tăng nhiệt độ đèn sưởi lên khoảng 35 độ C. Như vậy sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của rùa, làm chất nhầy trong đường hô hấp tan ra. Từ đó, rùa cảnh không còn có cảm giác tắc nghẽn, dễ thở hơn.

Ngoài ra, khi rùa cảnh bị nhiễm trùng đường hô hấp. Chủ nuôi có thể dùng Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Ampicillin, Oxytetracycline để điều trị nhưng phải theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Xem thêm: Điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh

rua-nuoc-ngot-1
Bệnh loét vỏ ở rùa cảnh

Bệnh loét vỏ ở rùa cảnh

Nguyên nhân

Một trong các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trong quá trình nuôi, phần vỏ ngoài của rùa vô tình va chạm với các vật khác. Khiến rùa bị trầy xước và chấn thương. Từ đó, các vi khuẩn, nấm và mầm bệnh trong môi trường nuôi xâm nhập vào vỏ rùa. Đặc biệt, vi khuẩn Citrobacter freundii thường là tác nhân chính gây bệnh loét vỏ ở rùa cảnh.

Triệu chứng

Khi rùa cảnh mắc bệnh loét vỏ sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Mai rùa không đồng đều, nhất là phần mép của mai rùa bị vênh. Bên cạnh đó, dưới mai còn có chất dịch khó ngửi.
  • Trường hợp mắc bệnh nặng, vỏ rùa có thể bị rỗ. Các mảng mai bị vỡ và bong tróc. Thậm chí bạn có thể nhìn được phần bên dưới lớp vỏ rùa.
  • Kèm theo đó là các biểu hiện chán ăn, không quan tâm đến ăn uống của rùa.

Cách điều trị

Cách chữa trị bệnh loét vỏ cho rùa cảnh, tốt nhất là bạn nên mang đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ chữa trị đúng cách.

Ngoài ra có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm cho trường hợp loét vỏ dạng khô. Trường hợp rùa bị loét vỏ dạng ẩm ướt thì các bác sĩ sẽ loại bỏ phần nhiễm trùng. Sau đó cần dùng dung dịch Betadine pha loãng nhỏ vào khu vực bị loét. Và bôi bôi thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc phục hồi khi rùa cảnh bị bệnh loét vỏ

Tác giả: Vivian

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi các loài rùa cảnh phổ biến nhất hiện nay, bạn đã xem trên Blog Cá Cảnh Mini chưa:

Chia sẻ cách nuôi Rùa Sao Ấn Độ Geochelone elegans

Cách nuôi Rùa Mũi Lợn kỳ lạ nhất thế giới

Chia sẻ cách nuôi và chăm sóc Rùa Đất Gopher khỏe mạnh

Cách nuôi Rùa Cá Sấu Cảnh Alligator Snapping Turtle

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc Rùa Chân Đỏ Red Foot

Chuyên Mục: Pet cảnh khác
Bài trước
Không nuôi tép cảnh chung với các loại cá gì
Bài sau
Tuyệt chiêu xóa vết xước trên bể cá cảnh