Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc

(Cá Cảnh Mini) – Dù là thú vui nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc. Nên cũng chỉ có một số ít anh em mới dám sở hữu và nuôi loài cá Sam bạc tỉ này.

Bài viết này, Cacanhmini.com sẽ chia sẻ với anh em về loại cá Sam cảnh hay còn gọi là cá đuối cảnh hay cá đuối nước ngọt.

Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc

Nguồn gốc và đặc điểm của cá Sam

Được biết đến với tên tiếng Anh là freshwater stingray, cá Sam được người dân ta gọi với tên cá đuối cảnh hay cá đuối nước ngọt.

Thế nhưng, anh em dân chơi cá cảnh thường gọi là cá Sam hơn.

Cá ”đuối” nghe có vẻ hơi ”đuối đuối” và không được may mắn hay thuận buồm xuôi gió cho lắm.

Theo phong thủy, người ta kiêng kỵ dùng từ này vì lo lắng công việc, sự nghiệp sẽ không được phát đạt và thăng tiến như mong muốn.

Cá Sam đến từ các lưu vực sông Amazon, vùng đất này sở hữu lượng phù sa và hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Hiện nay, cá Sam có nhiều loại khác nhau, với hoa văn và màu sắc rất khác biệt. Tuy nhiên, về hình dáng, có lẽ chúng không có nhiều biến đổi so với thời kỳ đầu.

Cá Sam có đặc điểm là thân hình mềm mại, uyển chuyển. Thường được các chủ nhân nuôi ở tầng đáy của bể.

Một em cá Sam cảnh trưởng thành có thể đạt được kích thước lớn. Thậm chí lên đến 50 đến 60cm là chuyện bình thường.

Thế nên, theo Cacanhmini.com bạn sẽ cần một bể khá lớn để nuôi em này đấy.

Môi trường sống thích hợp cho cá Sam Môi trường sống thích hợp cho cá Sam

Môi trường sống thích hợp cho cá Sam

Tùy theo kích cỡ của cá Sam cảnh, chủ nhân quyết định nuôi nên chọn kích thước bể cá cho phù hợp. Thông thường, nếu kích thước cá Sam vào khoảng 17cm, thì anh em nên chuẩn bị bể 500 lít.

Những em cá đuối nước ngọt với kích thước lớn từ 20cm trở lên, nên nuôi trong bể lớn với thể tích 1000 lít. Vì mấy em này phát triển rất nhanh nên các anh em lưu ý nhé.

Về nhiệt độ nước, cá đuối cảnh thích hợp ở nhiệt độ từ 26 đến 33 độ C. Độ pH ở mức từ 6 đến 8. Nồng độ muối không vượt quá 3/1000.

Bên cạnh đó, phần đáy bể, anh em có thể trang trí thêm cát nhân tạo để tránh gây tổn thương cho cá Sam.

Ngoài ra, cần nhất là thay nước tối thiểu 2 lần/tuần với khoảng 1/3 lượng nước trong hồ.

Một số anh em nuôi cá Sam cùng với cá rồng và cá hổ. Vì có điều kiện sống cũng như thức ăn tương đối giống nhau.

Một bể cá có đủ 3 loại cá này, quả thật là niềm mong ước cuả các anh em chơi cá cảnh rồi.

Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc

Thức ăn cho cá Sam

Thức ăn chủ yếu của loài cá đuối cảnh này là các loại thức ăn tươi sống và đông lạnh. Chẳng hạn như trùn chỉ, sâu, cá nhỏ, tôm tươi…

Mà theo chia sẻ từ các anh em nuôi cá Sam, món khoái khẩu mà cá Sam yêu thích nhất là cá trạch. Anh em lưu ý để đổi món thường xuyên cho tụi nó nhé.

À quên, khi chuẩn bị thức ăn cho cá sam cảnh. Chủ nhân cần loại bỏ râu hay góc cạnh nhọn, cắt thành khúc nhỏ để tránh gây tổn thương cho cá Sam.

Thú vui đắt tiền nhưng nguy hiểm vì có nọc độc

Thú vui đắt tiền của dân chơi cá cảnh

Nói về giá tiền của cá đuối nước ngọt – cá Sam thì… Từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng.

Những em cá giá rẻ, không được đẹp, người ta chủ yếu mua về để chúng làm sạch đáy bể.

Thế nhưng, có những em cá Sam hoàng đế, giá có thể rơi vào khoảng 15 đến 20 triệu đồng.

Chưa kể đến việc chuẩn bị hồ cá cỡ bự và lai rai chi phí bao ăn nuôi cho tụi nó. Đây quả thực là thú vui đắt tiền của các anh em dân chơi sang chảnh rồi.

Cá Sam có nọc độc ở gai đuôi Cá Sam có nọc độc ở gai đuôi

Cá Sam có nọc độc ở gai đuôi

Tuy nhiên, cá Sam là loại có nọc độc ở đuôi, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ một chút bất cẩn khi dọn bể cá hay thay nước trong bể, người nuôi dễ bị gai đuôi đâm phải và dính nọc độc.

Hậu quả là gây ra vết rộp lớn, lở loét, sưng phồng, rát bỏng… Theo chia sẻ từ các anh em, khi bị dính nọc độc từ cá Sam.

Anh em nên ngay lập tức ngâm vết thương vào nước nóng hết mức chịu đựng nhằm trung hòa chất độc.

Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc

Đợt trước nghe một chị than thở, ông chồng chẳng lo chăm vợ chẳng lo chăm con. Mải chăm cá Sam, xui xui sao, khi thay nước, dọn bể bị nó chích cho phát.

Rồi đi cấp cứu trong bệnh viện. Lúc đó lại là chị vợ chăm sóc ông chồng. Thế là ổng chừa tới già luôn, hết dám nuôi cá Sam nữa.

Cá Sam đẹp, giá đắt đỏ, mà khi nuôi thì… E hèm, anh em cũng hết sức cẩn thận đấy nhé.

Anh em nào nuôi loại cá Sam này, chia sẻ với Cacanhmini.com và các anh em trong bình luận bên dưới nhé! Nếu thấy hay, hãy share cho bạn bè.

Tác giả: Tony – Nguồn Cacanhmini.com

Blog Cá Cảnh Mini cũng có kha khá loài cá độc, lạ, anh em biết đến chưa:

Cá khủng long 6 sừng 4 chân gây sốt giới chơi cá

Chiêm ngưỡng những em cá rồng có giá tiền tỉ

Cách nuôi cá lóc cảnh mà nhà giàu Việt đang săn lùng

10 loại cá vàng độc lạ có một không hai

10 loại cá betta đẹp nhất thế giới

Chuyên Mục: Cách nuôi cá cảnh
Bài trước
Top 10 vật liệu lọc nước thần kỳ cho bể cá
Bài sau
Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta