Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá Betta Lia Thia Xiêm hay nhất

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá Betta Lia Thia Xiêm hay nhất được thắc mắc nhiều nhất trên Blog Cacanhmini.com. Bạn không thể bỏ qua kinh nghiệm chọn mua cá khỏe mạnh, kinh nghiệm nuôi cá Betta cá Xiêm cá Lia Thia trong bể thủy sinh. Kinh nghiệm chữa trị các bệnh thường gặp ở cá Betta. Kinh nghiệm ép cá Betta cá Xiêm Lia Thia hiệu quả nhất. Kinh nghiệm nuôi cá Betta bột, cho cá Xiêm cái ăn thúc để mau có trứng. Kinh nghiệm cứu cá Betta hấp hối và kinh nghiệm nuôi cá Betta chung với các loài cá khác…

 

hinh-anh-ca-betta-dep-7
Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá Betta Lia Thia Xiêm hay nhất

 

Thông tin cho anh em về cá Betta

Cá betta thường được các anh em gọi là cá xiêm, cá lia thia, cá chọi, cá phướn, cá thia xiêm… Tên khoa học là Betta splendens. Được lai tạo từ các dòng cá hoang dã. Lần đầu tiên cá betta được tìm thấy là ở khu vực Đông Nam Á, thường làm tổ trong các khu vực ruộng lúa, mương và những vùng nước nông.

Cá Betta có khả năng đấu tranh sinh tồn, tính hiếu chiến khá cao. Do đó, chỉ cần đặt một hồ cá nhỏ ở một góc trên bàn làm việc hay kệ sách của các anh em cũng góp phần bổ sung những thiếu hụt về phong thủy trong nhà. Những chú cá betta sung, khỏe, chiến đấu tốt hàm ý chỉ sự mạnh mẽ, chịu khó, vươn lên và vượt qua mọi thử thách. Anh em nào đang làm việc trong môi trường có áp lực cao hay mức độ cạnh tranh khốc liệt. Cũng sẽ phần nào được tiếp thêm sức mạnh từ chú cá betta mạnh mẽ.

Cá betta hiện nay có khá nhiều loại. Chẳng hạn như cá betta rồng, cá betta koi, cá betta fancy, cá betta samurai… cực kỳ đa dạng. Và chúng đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt. Chúng cũng thường được các doanh nhân, thương gia ưa chuộng do có tác dụng thúc đẩy tinh thần làm việc và tình đoàn kết giữa các nhân viên trong công ty. Bạn có thể tham khảo một số bài viết về cá betta trên Blog Cá Cảnh Mini để dòng cá Xiêm cá Lia Thia ưa thích.

 

hinh-anh-ca-betta-dep-8
Thông tin cho anh em về cá Betta

 

Điểm danh những loài cá Betta siêu đẹp cá Lia Thia đẹp cá Xiêm đẹp

 

Cá Betta Koi vẻ ngoài tuyệt đẹp

Vẻ ngoài của chú cá betta koi trông khá giống với cá chép koi của Nhật. Cá betta koi sở hữu những chấm bi đẹp trên thân kèm với đó là các màu sắc khác nhau như màu đỏ, màu đen, màu cam hay màu vàng… Kèm với đó là những màu sắc sặc sỡ trên vây, vẩy và đuôi. Ngoài ra còn có một loại cá betta koi nhưng có đốm đỏ trên đầu giống như cờ Nhật. Và được nhiều anh em gọi với cái tên Tancho Betta.

Đối với cá betta koi, màu sắc trên cơ thể của chúng thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời. Vì trong loài cá betta koi có chứa thành phần gen nhảy, hay còn gọi là gen dịch chuyển. Anh em khi quan sát kỹ sẽ thấy trên cơ thể của loài cá này xuất hiện các mảnh sắc tố có màu khác biệt hoặc các khu vực không có sắc tố, bao gồm ở phần đuôi và vây của chúng.

Xem chi tiết: Cá betta koi sở hữu vẻ ngoài tuyệt đẹp

 

Cá Betta Rồng gây sốt

Cá betta rồng có nguồn gốc xuất hiện từ khu vực Đông Nam Á. Loài cá này còn được gọi là betta dragon. Người chơi cũng thường nhầm lẫn chúng với loài cá rồng, do trên mình và thân cá có mang vảy rồng. Đặc biệt, màu sắc của cá betta rồng cũng rất nổi bật và phong phú. Có thể là chú cá màu đỏ với vảy rồng màu trắng. Hoặc có thể là màu vàng, trắng hay xám đen… Kết hợp với đó là bộ vây vô cùng sặc sỡ và bắt mắt.

Tuổi thọ của cá betta rồng có để là điểm bất lợi của loài cá này. Tuổi thọ không cao, chỉ từ 3 đến 5 năm. Năm đầu tiên là năm cá betta rồng có màu sắc đẹp và rực rỡ nhất trong các năm. Kích thước của chúng cũng khá nhỏ, chỉ khoảng 8 cm. Loài cá này có thể sống ở cả 3 tầng nước và có tính ăn tạp. Do đó, anh em có thể cho cá ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau.

Xem chi tiết: Cá betta rồng tạo cơn sốt trong giới nuôi cá

 

Cá Betta Dumbo vây bơi to

Điểm đặc trưng của cá betta dumbo so với các loại cá betta khác chính là chúng có hai chiếc kỳ tai to ở hai bên. Hai chiếc tai này thường có màu sắc tương phản so với màu sắc ở phần thân cá. Từ đó, tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ, ấn tượng và rất có sức hút đối với người say mê cá cảnh.

Cũng chính vì thế mà cá betta dumbo lọt vào trong top những loại cá betta đẹp trên thế giới. Chúng được rất nhiều người yêu thích và mong muốn sở hữu ít nhất một em trong bộ sưu tập cá cảnh.

Xem chi tiết: Cá betta dumbo vây bơi to cực ấn tượng

 

hinh-anh-ca-betta-dep-11
Điểm danh những loài cá Betta siêu đẹp cá Lia Thia đẹp cá Xiêm đẹp

 

Cá Betta Fancy đầy màu sắc

Betta fancy được ví như hoa và màu sắc của các loài hoa. Cá betta fancy là sự pha trộn và kết hợp của nhiều loài hoa khác nhau, tạo nên những sắc màu rực rỡ, đa dạng và cực kỳ đẹp mắt. Mỗi chú betta fancy đều muôn màu muôn vẻ và sở hữu sức cuốn hút khác biệt.

Betta fancy cũng thuộc nhánh Marble có gen lột. Trên thân cá xuất hiện các màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, đen, xanh hay hồng… Thậm chí có em còn sở hữu các màu sắc pha trộn, tạo thành những mảng màu sắc có một không hai.

Xem chi tiết: Cá betta fancy màu sắc của các loài hoa

 

Cá Betta Samurai chiến binh rồng

Các võ sĩ samurai Nhật Bản thời xưa thường được trang bị mặt nạ và áo giáp trụ toàn thân. Chú cá betta samurai cũng có vẻ ngoài y như vậy. Vảy rồng đen ở phần thân nhưng bị giới hạn ở phần đầu và nắp mang. Đây có lẽ là do tác dụng của gien cẩm thạch. Chú cá Black Samurai được ra mắt vào năm 2013. Đến nay, rất nhiều anh em chơi cá đam mê và ưa chuộng loài cá này.

Bên cạnh đó, ý tưởng cá samurai cũng được nhiều anh em chuyên nghiệp phát triển và lai tạo chúng ở một số dòng cá betta rồng. Thế nhưng, những chú cá samurai có màu đen nguyên thủy, tương phải với sắc trắng, giống như những chú rồng đen có vảy rồng thực sự vẫn được mọi người yêu thích hơn cả.

Xem chi tiết: Betta Samurai chiến binh rồng samurai mạnh mẽ

 

Cá Betta Koi Plakat rất nổi bật

Cá Betta Koi Plakat có bộ vây đuôi ngắn, gọn gàng. Và phải nói là Cá Koi Plakat có vẻ ngoài tựa như những em cá chép Koi, quốc ngư của xứ sở hoa anh đào. Chúng có những chấm màu rất đẹp mắt trên thân.

Tùy theo từng cá thể mà chúng có màu đơn sắc, nhị sắc hay đa sắc trên thân. Đó cũng có thể là màu đỏ, cam, vàng, trắng… Kết hợp với những mảng màu nổi bật, khác biệt ở phần đuôi, vây và vẩy.

Xem chi tiết: Bật mí cách nuôi cá Betta Koi Plakat mau lớn

 

betta-koi-plakat-2
Cá Betta Koi Plakat rất nổi bật

 

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá Betta Lia Thia Xiêm hay nhất

 

Kinh nghiệm chọn mua cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm khỏe mạnh

 

Chọn giống cá betta

Anh em đang muốn nuôi một hay nhiều chú cá betta. Điều đầu tiên là hãy xác định xem anh em thích dòng cá betta nào. Cá betta có khá nhiều loại. Chẳng hạn như cá betta rồng, cá betta koi, cá betta fancy, cá betta samurai… cực kỳ đa dạng. Và chúng đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt. Anh em có thể tham khảo một số bài viết về cá betta trên Blog Cá Cảnh Mini để xem mình thích cá betta nào nhé.

Việc lựa chọn dòng cá nuôi và xuất xứ của cá betta phần nào ảnh hưởng đến thế hệ cá con sau này. Phần còn lại do một số yếu tố như điều kiện dinh dưỡng, nguồn nước trong hồ, cách chăm sóc của chủ nuôi…

 

Chọn màu sắc của cá betta

Màu sắc của cá betta cũng cực kỳ đa dạng. Quan trọng là anh em thích chọn mua chú cá màu gì thôi. Tuy nhiên, theo một số anh em dân chơi cá betta chia sẻ, cá betta nào sở hữu màu sắc sặc sỡ và nổi bật hơn. Điển hình như màu xanh hoặc màu đỏ, thì nhìn chung có thể có sức khỏe tốt hơn, thậm chí tuổi thọ cũng sống lâu hơn.

Anh em có thể chọn mua cá betta đơn sắc – một màu duy nhất từ đầu đến đuôi. Hoặc chọn cá betta nhị sắc – một màu duy nhất trên thân và màu còn lại nằm ở phần đuôi và vây cá. Những chú cá betta đa sắc – màu sắc độc đáo và rực rỡ sẽ có sức quyến rũ khó tả với các anh em mê cá betta. Thế nhưng, điều này có nghĩa là giá thành của chúng cũng khá cao.

 

Các tiêu chí đánh giá chú cá betta

Tiêu chí để chọn mua được chú cá betta khỏe mạnh là dựa vào một số bộ phận trên cơ thể của cá. Chẳng hạn như miệng, mắt, mang và nắp mang.

Miệng là bộ phận rất quan trọng ở cá. Do đó, anh em nên hạn chế chọn những con cá phần miệng bị biến dạng. Miệng không khép kín, bị phù, bị khoằn, vểnh lên, sần sùi, môi sứt… Mắt là bộ phận dẫn đường của cá. Mắt bị tổn thương hoặc có nhiều khiếm khuyết. Chú cá betta bạn chọn mua sẽ có tuổi thọ không bền.

Mang và nắp mang làm nhiệm vụ cung cấp không khí cho cá betta thở. Vì thế, anh em cần tránh chọn những con có phần mang bị biến dạng. Mang không khép kín hoặc phần nếp mang bị lòi ra hay không thể phùng ra hết cỡ. Bên cạnh đó, cần nhất là xem xét tổng quát toàn bộ phần thân cá. Anh em nên chọn những chú có phần thân cân xứng, không dài quá hay ngắn quá…

Xem chi tiết: Kinh nghiệm chọn mua cá betta khỏe mạnh

 

hinh-anh-ca-betta-dep-4
Kinh nghiệm chọn mua cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm khỏe mạnh

 

Kinh nghiệm nhận biết tuổi của cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

Cacanhmini.com sẽ chia sẻ với các chiến hữu kinh nghiệm nhận biết tuổi của cá betta để anh em phân biệt cá non hay cá già khi đi mua cá cảnh. Tuy nhiên, cách này chỉ có hiệu quả ở mức tương đối. Phần còn lại phải dựa vào kinh nghiệm nuôi cá và kỹ năng quan sát của các anh em.

 

Để ý kích thước của cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

Nhìn chung, khi trưởng thành, cá betta có chiều dài vào khoảng 7 cm. Nếu dưới chiều dài 7 cm này thì có thể cá betta chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành. Một cách để do chiều dài của cá là anh em có thể dùng cây thước nhỏ để ước chừng. Thế nhưng, cách này lại hơi bất tiện vì cá betta khỏe mạnh ít khi nào đứng yên một chỗ.

 

Quan sát vây và màu sắc của cá

Vây và màu sắc ở cá betta cũng thể hiện phần này tuổi của cá. Những chú betta trưởng thành thường sở hữu vẻ ngoài tuyệt đẹp. Với bộ vây mềm mại và uốn lượn. Ngược lại, nếu khi bạn quan sát không thấy cá betta có những đặc điểm này, vây cá còn nhỏ, thì có thể là cá con, hoặc cá betta chưa trưởng thành.

Riêng đối với màu sắc của cá betta, những chú trưởng thành sẽ có màu sắc đẹp mắt và cực kỳ sặc sỡ, nổi bật. Những chú có màu sắc nhạt và tối có thể đã quá lứa lỡ thì :))

 

Xem xét sự thay đổi ở cá

Bên cạnh màu sắc thay đổi và bị nhạt đi, cá betta già cũng sẽ xuất hiện vài biểu hiện dưới đây. Dù anh em chủ nuôi vẫn cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng:

 

  • Phần lưng của cá betta bị thay đổi, trông có vẻ gù hơn so với trước kia.
  • Những chú cá quá lứa cũng giảm bớt sự linh hoạt, không có hứng thú xòe đuôi, hay tốc độ bơi của chúng cũng chậm dần.
  • Ở mắt cá xuất hiện cườm khô, là một vết nhờ trong mắt cá. Dù chủ nuôi có giữ hồ nước sạch sẽ và thay nước thường xuyên, cá vẫn bị cườm mắt.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm nhận biết tuổi của cá betta

 

hinh-anh-ca-betta-dep-2
Kinh nghiệm nhận biết tuổi của cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

 

Kinh nghiệm chọn thức ăn phù hợp nhất cho cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

 

Thức ăn dạng khô và viên rất tiện lợi

Bạn có thể cho cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm loại thức ăn dạng khô và viên được đóng gói sẵn. Loại này khá tiện lợi và không mất nhiều thời gian cho các anh em chủ nuôi. Đồng thời, loại này cũng có kha khá chất dinh dưỡng đảm bảo cho cá betta.

Điểm trừ là loại này lại không phải là món ăn ưa thích của chúng. Thỉnh thoảng sẽ có một vài em cá Betta chán hoặc bỏ ăn. Cách xử lý khi cá Betta chán ăn cá Betta bỏ ăn. Là chủ nuôi cần đổi sang các thức ăn tươi sống để tạo sự đổi mới cho cá Betta.

 

Thức ăn đông lạnh được anh em ưa chuộng

Một lựa chọn khác cũng được các anh em ưa chuộng khi khá bận rộn và không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Đó là các loại thức ăn đông lạnh, thay thế cho các loại thức ăn tươi sống. Anh em có thể chuẩn bị trước giun, sâu, động vật giáp sát… Hãy cắt nhỏ chúng rồi dự trữ trong ngăn đông của tủ lạnh.

Lưu ý trước khi cho cá ăn, anh em nên rã đông một ít rồi tán nhỏ thả vào cho cá betta. Điểm trừ của loại này là không nên dự trữ quá lâu. Vì có thể chúng sẽ sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn có hại cho cá betta.

 

Thức ăn tươi sống là món khoái khẩu cho cá Betta

Món khoái khẩu nhất của cá betta chính là thức ăn tươi sống. Chẳng hạn như trùn chỉ, lăng quăng, giun, các loại cá nhỏ… Đây là nguồn thức ăn cần thiết và rất giàu protein cho chú cá betta của anh em. Ngoài ra, ấu trùng tôm cũng là thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cá betta, ít bị lây khuẩn…

Thế nhưng, bạn cần lưu ý là không nên cho cá ăn nhiều quá nhé. Vì khi cho cá ăn quá nhiều, cá có thể bị bệnh hoặc chết. Ngoài ra cũng nên đổi món mỗi tuần một lần để đa dạng nguồn thức ăn dinh dưỡng cho cá betta.

Xem chi tiết: Các loại thức ăn cho cá betta

 

ve-sinh-be-ca-betta-3
Kinh nghiệm chọn thức ăn phù hợp nhất cho cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

 

Kinh nghiệm cho cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm ăn đúng cách

Nhiều anh em nuôi cá nhưng lại không biết cho cá betta ăn thế nào cho đúng. Điều này gây một số ảnh hưởng lên cá, khiến chú cá betta của bạn có tuổi thọ không cao, dễ bị chết. Thật ra, anh em chỉ cần cho cá ăn một lượng vừa đủ, tương ứng với cầu mắt cá. Vì dạ dày của cá, thông thường có cùng kích cỡ với cầu mắt của chúng.

Nếu anh em cho cá betta ăn thức ăn khô dạng viên thì chỉ nên cho khoảng từ 3 đến 4 viên thôi nhé. Còn nếu cho cá ăn tép thì nên cho ăn 3 con tép nhỏ mỗi lần.

Trong trường hợp có nhiều thức ăn dư thừa, anh em chịu khó vớt thức ăn thừa ra khỏi hồ nuôi, nhằm giữ cho nước luôn sạch sẽ và ít bị nhiễm bẩn. Đừng quên bớt lại lượng thức ăn của cá betta hàng ngày nhé.

Một lưu ý nữa dành cho các anh em là nên cho cá ăn thường xuyên, 1 đến 2 lần mỗi ngày. Chứ anh em đừng bỏ quên chú cá betta trong cả tuần lễ rồi đột ngột cho ăn nhiều trong một lần. Đồng thời cũng nên chuẩn bị một ít thức ăn tươi sống để thay đổi thực đơn phong phú hơn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá betta.

Xem chi tiết: Cá Betta cá Lia Thia ăn gì thức ăn phù hợp nhất

 

ve-sinh-be-ca-betta-4
Kinh nghiệm cho cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm ăn đúng cách

 

Kinh nghiệm nuôi cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm sống lâu hơn

Cá betta có nguồn gốc từ loài cá hoang dã. Trong môi trường tự nhiên, trung bình cá betta có thể sống được khoảng 2 năm. Thế nhưng, trong điều kiện nuôi và được chăm sóc tốt, cá betta có thể sống đến 3 hoặc 5 năm hoặc có thể hơn.

 

Chăm sóc cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm mỗi ngày

Cách tốt nhất để tăng tuổi thọ cho cá betta là các chủ nuôi nên lên lịch chăm sóc cá mỗi ngày. Có thể là sáng hay chiều hay tối lúc đi làm về. Bạn nên dành một ít thời gian để quan sát, chăm sóc hay cho cá betta ăn. Hơn nữa, chú cá betta của bạn cũng chẳng thể nói với bạn rằng nước trong hồ đang bị bận hay chú ta đang không khỏe. Bạn phải tự nhận ra những điều đó thôi.

 

Cho cá ăn đúng cách và phù hợp

Nhiều anh em mắc kha khá sai lầm khi cho cá betta ăn là cho ăn quá nhiều. Hoặc anh em sử dụng nguồn thức ăn không phù hợp. Cá betta cần được cho ăn đều đặn, với lượng vừa phải. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng thức ăn khô dạng viên. Hoặc nếu có thời gian hãy chuẩn bị các loại thức ăn tươi sống là món ăn khoái khẩu của cá betta, rất tốt cho sức khỏe của cá.

 

Giữ môi trường sạch sẽ

Thường xuyên quan sát nước trong hồ. Và giữ cho nước trong hồ cũng như hồ nuôi luôn sạch sẽ. Bạn cũng cần thay nước ít nhất một lần mỗi tuần và vệ sinh hồ nuôi. Nước được có thể đầu tư thêm một số thiết bị như bộ thử kiểm tra nước, bộ nam châm lau kính hồ, bàn chải có tay cầm dài để cọ thành hồ, bộ lọc nước, ống xi-phông hút chất thải…

 

Chơi với cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

Khi rảnh rỗi, bạn có thể đặt một chiếc gương bên cạnh hồ cá betta. Như vậy sẽ khiến chú ta bị căng thẳng và phùng mang trước gương để giúp cá vận động và bớt hung hăng với cá khác. Tuy nhiên, nên lưu ý là lâu lâu mới thực hiện để không gây ảnh hưởng nhiều đến cá.

 

Quan sát dấu hiệu bệnh

Khi bạn quan sát cá mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở cá. Cá betta, cá xiêm, cá lia thia đột nhiên chán ăn, bỏ ăn, cá betta cọ mình vào thành hồ. Hay cá tự dưng bơi ngửa hoặc bơi nghiêng, thậm chí nằm luôn dưới đáy hồ. Hoặc bạn thấy xuất hiện những đốm trắng dọc trên mình cá, betta bị rách đuôi, rách vây… Đây là những biểu hiện bệnh ở cá, bạn nên kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm nuôi cá betta sống lâu hơn

 

hinh-anh-ca-betta-dep-9
Kinh nghiệm nuôi cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm sống lâu hơn

 

Kinh nghiệm nuôi cá Betta cá Xiêm cá Lia Thia trong bể thủy sinh

Bể thủy sinh với kích thước nhỏ cũng không chiếm quá nhiều diện tích nên được các anh em ưu ái làm môi trường sống nhỏ nhắn, xinh xắn cho cá betta. Với hồ thủy sinh có kích thước nhỏ làm các anh em khó lắp đặt máy sủi oxy. (Hoặc các anh em nào chưa có điều kiện kinh tế cũng không cần tốn kém lắp máy sủi oxy). Chỉ cần nuôi 1 chú cá betta trong 1 hồ, và lựa chọn những chú cá khỏe mạnh, lanh lẹ, có sức chống chọi cao với môi trường nghèo oxy là được.

Để làm đẹp cho hồ thủy sinh, các anh em chơi cá có thể tận dụng những viên sỏi và rải một lớp mỏng dưới đáy hồ. Không nên sử dụng viên sỏi quá lớn hoặc rải quá nhiều sỏi, làm chiếm nhiều diện tích trong hồ, cá không có chỗ để bơi.

Đối với anh em nào có điều kiện kinh tế dư dả chút xíu và muốn sử dụng thêm máy sủi oxy thì nên chọn loại công suất nhỏ. Đặc biệt, nên bật máy trong khoảng từ 1 – 2 tiếng trong ngày, tránh bật quá nhiều oxy có thể khiến cá betta bị mệt, tạo áp lực, căng thẳng cho cá hoặc phát sinh nhiều vấn đề khác. Và nên lưu ý thay nước khoảng 1 lần/tuần nhé.

Xem chi tiết: Cách nuôi cá betta trong hồ thủy sinh

 

ve-sinh-be-ca-betta-1
Kinh nghiệm nuôi cá Betta cá Xiêm cá Lia Thia trong bể thủy sinh

 

Kinh nghiệm vệ sinh bể cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm sạch nhất

 

Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu vệ sinh bể cá, bạn cần rửa tay thật sạch. Đảm bảo tay không bị bẩn, không đưa chất bẩn hay mầm bệnh từ bên ngoài vào bể cá Betta. Tiếp theo, hãy tắt các nguồn điện. Ngắt tất cả các thiết bị điện như máy sưởi, máy lọc hoặc các loại đèn chiếu sáng để dễ dàng vệ sinh bể cá.

Kế đến, anh em cần chuẩn bị một số dụng cụ. Chẳng hạn như chậu nhỏ để cho cá vào, cốc nhựa hoặc vợt để vớt cá, bàn chải cọ rửa, đồ sàng để dễ dàng làm sạch sỏi… Sau đó, bạn hãy múc khoảng 50% nước trong bể. Cần chừa lại một ít nước để cá Betta không bị sốc môi trường.

Tiếp tục vớt cá Betta ra khỏi bể, rồi cho vào thau hoặc chậu nhỏ chứa nước bạn đã chuẩn bị từ trước. Nếu được có thể sử dụng một nắp nhỏ để đậy, ngăn cá Betta nhảy ra khỏi bể.

 

Cách thực hiện

Để vệ sinh sạch bể cá Betta, bạn cần lấy mọi thứ ra khỏi bể. Kể cả sỏi và những phụ kiện trang trí trong bể. Sau đó, rút hết phần nước còn lại trong bể. Để sỏi và các vật trang trí dưới vòi nước ấm, rửa kỹ dưới vòi nước, sàng qua lại để loại bỏ chất bẩn, phân cá hoặc thức ăn thừa còn sót lại.

Rửa sạch bể cá. Có thể sử dụng bàn chải mềm chà sạch các thành mặt kính của bể. Sau đó, dùng khăn lau thật khô bể cá. Sau khi lau sạch bể cá, hãy cho sỏi, cây thủy sinh hoặc các phụ kiện trang trí vào bể nước. Rồi bắt đầu đổ nước mới sạch vào. Lưu ý chủ nuôi có thể cho vào một ít phần nước cũ đã chừa lại để giúp cá dễ thích nghi, tránh bị sốc nước.

Hãy khoan cho cá Betta vào ngay. Mà thay vào đó, chờ khoảng 30 phút để nước ổn định và đạt được nhiệt độ phòng. Chẳng hạn như cùng nhiệt độ với nguồn nước cũ, nhiệt độ thích hợp vào khoảng từ 18 đến 26 độ C. Cá Betta khả năng cao sẽ bị căng thẳng nếu nhiệt độ nước thay đổi quá nhanh.

 

Lưu ý

Bạn có biết, cá Betta thường sẽ không thích những nơi chật hẹp đâu. Do đó, nếu được, hãy chuẩn bị một bể khá ổn để cá sống và bơi lội thoải mái trong đó nhé. Bạn có thể thay nước và vệ sinh bể mỗi tuần nhằm giữ cho nguồn nước bên trong bể luôn sạch sẽ. Đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá Betta. Ngoài ra, anh em nào không sử dụng máy sưởi thì cần duy trì nhiệt độ cho cá Betta ở mức 28 độ C.

Xem chi tiết: Hướng dẫn cách vệ sinh bể cá Betta

 

benh-thuong-gap-o-ca-betta-3
Kinh nghiệm vệ sinh bể cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm sạch nhất

 

Kinh nghiệm huấn luyện cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

 

Bước 1: Chuẩn bị

Làm gì cũng cần phải có sự chuẩn bị, đúng không các anh em? Huấn luyện cho cá betta cũng vậy. Cần phải chuẩn bị một ít thức ăn như trùn chỉ, bo bo hay lăng quăng nhé. Cách tốt nhất là sử dụng thức ăn tươi sống. Nhưng nếu anh em không có nhiều thời gian cũng có thể sử dụng thức ăn đông lạnh hay thức ăn khô dạng viên. Sau đó, khi huấn luyện cho cá anh em cần rửa tay thật sạch bằng nước nóng, chứ không rửa tay với xà phòng nhé!

 

Bước 2: Dạy cá betta di chuyển theo ngón tay

Anh em di chuyển ngón tay theo hướng lên xuống, trái phải trên mặt kính của thành hồ. Khi chú cá betta của anh em di chuyển theo các ngón tay thì hãy thưởng cho nó một ít thức ăn. Có thể ban đầu cá sẽ không chú ý đến sự di chuyển ngón tay của các anh em đâu. Do đó, hãy kiên nhẫn và lắc lư ngón tay đến khi nào cá betta chú ý thì thôi.

Tiếp tục thực hiện trong khoảng 5 phút và duy trì trong nhiều ngày sau đó. Khi cá đã quen, chúng sẽ có thể di chuyển theo ngón tay của anh em, bất cứ khi nào anh em giỡn với chúng.

 

Bước 3: Dạy cá betta giương vây

Bản tính của tụi betta là rất hiếu chiến và thường sống một mình. Khi nhìn thấy con cá khác xâm nhập vào lãnh thổ, chúng có thể kéo căng vây và mở mang rộng hết mức có thể. Anh em có thể huấn luyện kỹ năng này cho cá betta đực và kể cá cá betta cái. Tuy nhiên, điểm trừ là cách này anh em chỉ nên huấn luyện trong 5 phút mỗi ngày, nếu không chúng có thể sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng và kiệt sức.

Cách huấn luyện như sau:

 

  • Sử dụng một chiếc gương nhỏ và một cây bút bi màu đỏ hoặc màu đen. Sau đó, đặt gương trước thành hồ cá betta.
  • Khi thấy cá betta giương vây, anh em hãy đặt cây bút bi bên cạnh chiếc gương. Tiếp tục lặp lại trong 3 lần. Sau đó, anh em có thể cất chiếc gương đi và chỉ để lại cây bút bi.
  • Hãy thưởng cho chú cá betta một ít thức ăn tươi sống sau khi chúng giương vây thành công. Khi đã quen, chỉ cần nhìn thấy cây bút bi là cá sẽ tự động giương vây.

Xem chi tiết: Chia sẻ cách huấn luyện cá betta cho người mới bắt đầu

 

hinh-anh-ca-betta-dep-10
Kinh nghiệm huấn luyện cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

 

Kinh nghiệm điều trị chấn thương cho cá Betta Lia Thia Xiêm

Theo kinh nghiệm của Ca canh mini, những nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương cho cá betta là: Anh em chủ nuôi cho cá betta chiến đấu với những đối thủ khác. Anh em ép cặp cá betta và con trống đột nhiên tấn công con mái. Trường hợp nếu bạn nuôi chung với những loài cá khác, cá betta bị cá khác tấn công vây và đuôi…

 

Bước 1

Cách ly cá betta ra một hồ riêng biệt. Kế đến, thêm một giọt nước trử trùng để tránh nhiễm trùng cho cá. Trường hợp cá chỉ bị xây xát nhẹ, chủ nuôi có thể nuôi riêng lẻ một thời gian. Khi bình phục thì có thể để vào hồ lại như lúc đầu.

 

Bước 2

Trong trường hợp cá bị chấn thương nặng hơn, anh em cũng cần cách ly cá. Đặc biệt sử dụng nước sạch và làm sạch vết thương cho cá bằng cách dùng chất khử trùng pha loãng Mercurochrome. Làm theo cách này 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 4 ngày. Đừng quen theo dõi tình trạng cho cá betta.

 

Bước 3

Nếu đã nuôi riêng lẻ cá betta và điều trị theo 2 bước trên mà cá vẫn bơi chậm, lờ đờ. Khả năng cao là chú cá betta của anh em đã nhiễm bệnh ký sinh trùng, táo bón hay bị nhiễm vi khuẩn. Anh em nên làm cho cá tiếp cận bơi lên mặt trên của nước và thường xuyên kiểm tra mực nước trong hồ.

 

Bước 4

Trường hợp cá betta thở nhanh, bỏ ăn, thậm chí vị hôn mê. Rất có thể cá đã bị ngộ độc Amoniac. Cá bị nhiễm bệnh này có thể bị chết trong thời gian ngắn. Anh em chủ nuôi nên cân bằng các yếu tố trong hồ, chẳng hạn như nồng độ Nitrit và nirat nước trong hồ. Đặc biệt lưu ý cứ cách 4 ngày thì thay 1/2 nước trong hồ, thêm than hoạt tính vào bộ lọc để giúp cá cải thiện.

 

Bước 5

Trong suốt quá trình nuôi cá betta, các chiến hữu nhớ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là thức ăn tươi sống để cá betta luôn khỏe mạnh và chiến đấu tốt trong mọi cuộc chiến.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta

 

hinh-anh-ca-betta-dep-5
Kinh nghiệm điều trị chấn thương cho cá Betta Lia Thia Xiêm

 

Kinh nghiệm nhận biết cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm bị bệnh

 

Cá bị bạc và mất màu

Khi bị mắc một hay vài căn bệnh, cá betta sẽ có hiện tượng bị bạc màu, mất màu trên thân cá. Màu sắc của cá bị nhạt đi ở một số bộ phận hoặc mất màu toàn bộ.

 

Vây cá bị rách, thủng lỗ

Cá betta khỏe mạnh sẽ sở hữu bộ vây đẹp, sặc sỡ, bắt mắt và còn nguyên vẹn. Do đó, nếu bạn phát hiện ra, cá betta bị rách vây, vây cá bị thủng lỗ. Hoặc thậm chí vây cá không xòe rộng ra như bình thường mà hay khép vào thân cá, thì cũng có thể là cá betta đã bị bệnh.

 

Cá betta chán ăn, bỏ ăn

Ngày thường cá rất háo ăn, đặc biệt là các loại thức ăn tươi sống. Nhưng nếu một ngày cá bỗng dưng bỏ ăn hoàn toàn, kể cả không thèm ăn các loại cá tươi sống thì bạn nên nghĩ đế việc cá đang có dấu hiệu bất ổn hoặc đang bị bệnh.

 

Cá bơi chậm, lờ đờ

Vào những ngày bị bệnh, mức hoạt động của cá betta sẽ thấp hơn thường ngày. Cá có thể bơi chậm, lờ đờ, hoặc bơi nép vào thành hồ hay dưới đáy bể. Anh em nên kiểm tra lại nhiệt độ của nước trong hồ, có thể do nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng của cá.

 

Cá liên tục ngoi lên mặt nước

Thông thường, cá betta cũng có thói quen thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước để thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện liên tục, cá liên tục ngoi lên mặt nước để thở thì đây quả là điều không ổn.

 

Các vết đốm trắng trên mình cá

Khi cá betta bị mắc các bệnh liên quan đến ký sinh trùng thì sẽ có một vài hoặc nhiều đốm trắng nhỏ xuất hiện ở vùng miệng cá, đầu quá hoặc phần thân cá…

 

Cá hay cọ vào thành hồ

Quan sát cá và chơi với cá betta mỗi ngày là một trong những sở thích hoặc niềm vui thư giãn của các anh em. Nếu bạn phát hiện cá hay cọ mình vào thành hồ, hoặc cọ mình vào các cây hay đồ vật trang trí trong hồ thì có thể cá betta đã bị bệnh.

 

Một số dấu hiệu khác

Bên cạnh những dấu hiệu trên đây, còn một vài triệu chứng thường gặp khi cá bị nhiễm bệnh như: cá bị lồi mắt, vẩy cá đột nhiên dựng lên hoặc mang cá sưng, không khép vào được…

Bỏ qua các yếu tố như cá bị đói, cá buồn chán, môi trường nước trong hồ quá lạnh hay quá nóng… Thì khi cá betta xuất hiện các dấu hiệu trên khả năng cao là do cá đã mắc bệnh. Anh em nên chuẩn đoán và chữa trị bệnh cho cá càng sớm càng tốt.

Xem chi tiết: Dấu hiệu nhận biết cá betta bị bệnh

 

thu-choi-ca-betta-avt
Kinh nghiệm nhận biết cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm bị bệnh

 

Kinh nghiệm chữa trị các bệnh thường gặp ở cá Betta

 

Bệnh nhiễm khuẩn ở cá Betta

 

Nguyên nhân và triệu chứng

Cá Betta bị nhiễm khuẩn khi trong nước có chứa quá nhiều amoniac. Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn là cá Betta mất cảm giác thèm ăn, bị mất màu. Hoặc có biểu hiện thường xuyên ở dưới đáy bể.

 

Cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn

Cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Betta là thay nước và vệ sinh sạch thức ăn thừa đọng lại dưới đáy bể. Có thể kết hợp sử dụng thêm các dung dịch kháng khuẩn.

 

Bệnh nhiễm trùng vây ở cá Betta

 

Nguyên nhân và triệu chứng

Cá Betta bị nhiễm trùng vây khi xung đột với các loài cá khác. Hoặc nguồn nước trong bể không được sạch sẽ. Khi mắc bệnh này, vây và đuôi của cá Betta thường thay đổi màu sắc hoặc bị khiếm khuyết. Bệnh có thể lây lan sang các em cá khác.

 

Cách điều trị bệnh nhiễm trùng vây

Để điều trị bệnh nhiễm trùng vây ở cá Betta, chủ nuôi cần cách ly cá bệnh. Trường hợp nhẹ có thể pha thêm muối vào để sát khuẩn. Đối với trường hợp nặng cần sử dụng thuốc đặc trị.

 

benh-thuong-gap-o-ca-betta-2
Kinh nghiệm chữa trị các bệnh thường gặp ở cá Betta

 

Bệnh đốm trắng ở cá Betta

 

Nguyên nhân và triệu chứng

Thực chất bệnh đốm trắng là do ký sinh trùng trú ngụ trên cơ thể hoặc nằm bên dưới lớp da của cá betta. Khi quan sát kỹ, anh em sẽ thấy trên thân cá xuất hiện các đốm có màu trắng, trông giống các hạt cát hay hạt muối.

Thời gian đầu, những hạt cát hay hạt muối trắng thường xuất hiện ở phần đầu cá trước. Sau đó, lan dần ra phần miệng. Nếu chủ nuôi không xử lý kịp thời, nó sẽ lây lan đến toàn bộ cơ thể cá.

Còn một triệu chứng nữa, khi cá betta bị nhiễm bệnh đốm trắng. Cá có thể sẽ bơi chậm chạp và lờ đờ hơn mức bình thường. Thậm chí bạn phát hiện vây cá bị dính vào nhau. Cá betta thường xuyên bơi va quẹt vào thành hồ hay các vật trong trong hồ.

 

Cách điều trị bệnh đốm trắng

Để chữa trị bệnh đốm trắng ở cá Betta Koi Plakat, anh em cần pha loãng muối vào nước. Làm tăng nhiệt độ nước. Sau đó, thay nước và làm vệ sinh hồ. Đồng thời sử dụng thuốc điều trị Aquarisol hay Bettazing liên tục trong 2 tuần để tiêu diệt hết ký sinh trùng.

 

Bệnh Popeye ở cá Betta

 

Nguyên nhân và triệu chứng

Cá Betta bị nhiễm bệnh Popeye sẽ có triệu chứng bị sưng một hoặc hai bên mắt. Bên ngoài mắt xuất hiện màng bao phủ hoặc màu trắng. Bệnh này khiến mắt cá bị sưng và tổn thương nghiêm trọng.

 

Cách điều trị bệnh Popeye

Khi cá Betta bị nhiễm bệnh này, chủ nuôi cần cách ly cá bệnh và thay nước trong bể. Có thể điều trị bằng muối Epsom hoặc các thuốc đặc trị khác. Lưu ý là cá Betta có thể mắc thêm một số bệnh khác.

Xem chi tiết: Những bệnh thường gặp nhất ở cá Betta và cách điều trị

 

ve-sinh-be-ca-betta-2
Bệnh thối vây ở cá Betta

 

Bệnh thối vây ở cá Betta

 

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thối vây

Triệu chứng đầu tiên khi cá nhiễm bệnh thối vây là bạn sẽ thấy phần viền ở vây cá sẽ nhanh chóng bị mất màu. Ban đầu vây cá chuyển sang màu trắng, nâu, hoặc đỏ rồi lan nhanh sang toàn bộ ở phần vây cá.

Khi tình hình bệnh bắt đầu tồi tệ hơn, phần bị mất màu sẽ lây lan đến tia vây, thậm chí ở phần thân cá. Đến mức này, nếu chủ nuôi không nhanh chóng điều trị cho cá, có thể sẽ làm hỏng hết toàn bộ phần vây cá, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập, thậm chí gây chết cá.

Bệnh này xảy ra khi hồ nuôi và nước trong hồ thường xuyên bị dơ, khiến cho cá betta bị căng thẳng và suy giảm khả năng miễn dịch bảo vệ trước các loại vi khuẩn xung quanh.

 

Cách chữa trị bệnh thối vây ở cá Betta

Cách ly cá betta bị bệnh. Vệ sinh hồ cá rồi thay toàn bộ nước trong hồ. Sử dụng thuốc chuyên trị bệnh thối vây dành cho cá betta. Điển hình như thuốc Jungle Fungus Eliminator, Tetracycline, Maracyn, Maracyn II, Waterlife- Myxazin, MelaFix… Đặc biệt lưu ý anh em nên xem kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và sử dụng theo đúng liều lượng ghi trên hộp thuốc.

Một biện pháp nữa cũng có thể khiến cá betta mau chóng khỏe lại là anh em nên dùng thêm máy sủi oxy. Điều này sẽ cung cấp thêm oxy cho cá thở trong quá trình điều trị bệnh.

 

Bệnh lao ở cá Betta

 

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lao

Cá Betta bị mắc bệnh lao khi ăn phải những thức ăn bị ô nhiễm. Hoặc bị lây bệnh từ cá chết. Cá Betta thường có các triệu chứng như ở bệnh Popeye nhưng mất cảm giác thèm ăn ngay cả khi được cho ăn thường xuyên. Mắc bệnh này, cá Betta có thể chết chỉ sau vài tháng.

 

Cách phòng ngừa bệnh lao ở cá Betta

Để phòng bệnh cho cá Betta, chủ nuôi nên duy trì môi trường nước sạch sẽ. Không cho cá ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Ngoài ra cũng có thể chuẩn bị thêm một bộ lọc tốt đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho cá Betta.

 

hinh-anh-ca-betta-dep-3
Bệnh lao ở cá Betta

 

Kinh nghiệm cứu cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm hấp hối

 

Triệu chứng cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm hấp hối

Cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm bơi lờ đờ trên mặt hồ hoặc đang thở hổn hển ở tầng đáy. Quan sát kỹ lưỡng hơn, bạn phát hiện màu sắc trên thân cá nhợt nhạt hơn thường ngày. Đồng thời, vây và đuôi của cá cũng trở nên ủ rũ, không nhạy, mang cá quạt thấy rõ.

 

Bước 1: Kiểm tra chất lượng nguồn nước

Để giữ cho cá betta luôn khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là nguồn nước trong hồ luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, nên duy trì nguồn nước ở nhiệt độ từ 25,5 đến 26,5 độ C. Những chú cá betta đang hấp hối có khả năng sống sót nhờ vào việc kiểm tra và điều chỉnh chất lượng nguồn nước trong hồ.

Nếu anh em quá bận rộn và đã lâu không thay nước trong hồ. Hoặc vì một vài nguyên nhân nào đó như thức ăn dư thừa đọng lại ở dưới đáy hồ khiến nguồn nước trong hồ không sạch sẽ thì anh em nên xem xét đến việc thay 50% nước trong hồ.

 

Bước 2: Đảm bảo cách ly cá betta bị bệnh

Với những em cá bị bệnh, anh em hãy nhanh chóng cách ly cá bị bệnh với những chú cá khỏe mạnh khác (nếu bạn nuôi nhiều cá trong cùng một hồ). Và thực hiện từng bước theo hướng dẫn từ Ca canh mini:

Cá thở hổn hển ở đáy bể thì khả năng cao là em cá của bạn gặp khó khăn khi bơi lên mặt nước. Bạn cần hạ nguồn nước xuống, chỉ đổ nước khoảng 1/4 của hổ để giúp cá betta dễ dàng bơi lên mặt nước để lấy không khí.

Giảm dòng chảy của bộ lọc, chuyển đầu ra của máy lọc nước nhắm vào phần thành bể, hoặc bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc bọt biển thay thế. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đá bọt giúp oxy hóa nguồn nước trong hồ. Cách làm này sẽ giúp cá hô hấp qua mang dễ dàng hơn.

Còn một bí quyết nữa cải thiện tình trạng hiện tại của cá betta. Đó là dùng lá bàng khô đặt trong hồ cá, làm tăng khả năng miễn dịch ở cá, đồng thời, cũng có tính kháng khuẩn và hoàn toàn tự nhiên. Cacanhmini cũng chia sẻ khá nhiều lợi ích tuyệt vời từ chiếc lá bàng khô, dùng trong việc nuôi và lai tạo cá cảnh. Anh em tham khảo thêm ở bài viết: Công dụng của lá bàng cho cá betta

 

Bước 3: Lập tức điều trị cho cá betta

Trong quá trình nuôi cá betta, anh em chủ nuôi có thể sẽ gặp một số bệnh như bệnh thối vây ở cá betta, bệnh đốm trắng, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh ký sinh, bệnh nấm, bệnh xù mang, bệnh sình bụng, bệnh lở miệng, bệnh nhiễm virus… Do đó, điều quan trọng nhất là anh em cần xác định triệu chứng chính xác mà cá betta gặp phải và nhanh chóng có hướng điều trị thích hợp cho cá betta.

Xem chi tiết: Hướng dẫn cách cứu cá betta hấp hối

 

hinh-anh-ca-betta-dep-6
hinh-anh-ca-betta-dep-6

 

Kinh nghiệm phân biệt cá betta đực và cá betta cái

Khi chúng còn là cá betta bột, bạn sẽ khó lòng phân biệt được cá đực và cá cái. Lý do là vì cơ thể chúng chưa phát triển hết cũng như chưa thể hiện hết những đặc tính sinh dục. Nhưng vào khoảng 2 tháng tuổi trở đi, có thể phân biệt được chúng bằng cách dựa vào đặc điểm dưới đây.

 

Kích thước và hình dạng vây cá

Cá betta đực sẽ có phần vây lưng ở phía trên. Vây bụng và vây đuôi khá dài, có thể dài gấp 2 đến 3 lần chiều cao cơ thể của chúng. Còn cá cái sẽ có phần vây ngắn hơn. Vây bụng có hình dạng tựa như một chiếc lược. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất để phân biệt tụi đực cái với nhau.

 

Hình dạng cơ thể của cá betta

Khi bạn để ý đến hình dạng cơ thể của cá betta, sẽ thấy cá đực thường sẽ dài và thon hơn. Cá betta cái có phần thân ngắn hơn, bụng to, trông như kiểu béo và mập ú hơn so với cá đực.

 

Màu sắc của cá betta đực và cá betta cái

Về màu sắc thì chú cá betta đực sẽ có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt hơn hẳn cá betta cái. Màu sắc nổi bật và thường thấy nhất của chú cá betta đực là màu xanh dương, màu đỏ hay màu xanh lá cây…

Các cô nàng betta cái đương nhiên sẽ có vẻ đẹp nhẹ nhàng, nữ tính hơn các chàng trai rồi. Cá betta cái thường có màu sắc không quá tươi sáng, cũng như không quá nổi bật. Trừ trường hợp các cô nàng đang căng thẳng sẽ có màu sắc khá sặc sỡ.

 

Tìm cơ quan đẻ trứng ở cá betta

Còn một cách nữa để phân biệt cá betta đực và cá betta cái là bạn hãy tìm cơ quan đẻ trứng của tụi nó. Cơ quan đẻ trứng của cá betta cái được gọi là ống dẫn trứng. Hình dáng chỉ là một đốm trắng nhỏ (giống như hạt muối) nằm ở phần dưới của bụng, giữa mép vây trước bụng và vây bụng.

Đây là cách để phân biệt cá betta đực và cá betta cái rõ ràng nhất. Đơn giản vì các anh chàng betta đực thì làm gì có cơ quan đẻ trứng chứ! Tuy nhiên, anh em cũng nên lưu ý. Khi cá betta còn quá nhỏ, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ. Sẽ khá là khó khăn để xác định tụi nó như Ca canh mini đã chia sẻ ở phần trên.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm ống dẫn trứng ở cá betta cái. Đó là khi ăn, chúng thường nghiêng mình và hay bơi hướng lên phía trên. Anh em có thể lợi dụng lúc này để tranh thủ quan sát chỗ tụi nó đẻ trứng :))

 

Đặt gương bên cạnh thành hồ

Thật ra, cá betta vốn là loài cá hoang dã nên bản tính hung hăng và hiếu chiến rất cao. Con đực thì còn hung hăng và mạnh mẽ hơn hẳn các cô nàng cá betta cái. Anh em hãy đặt một chiếc gương nhỏ bên cạnh thành hồ xem sao. Các anh cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm đực sẽ tưởng rằng có đối thủ là sẽ ngay lập tức vươn người. Thậm chí phùng mang, tiến lại gần chiếc gương và thể hiện bản lĩnh của mình.

Đối với cá cái thì điều này cũng có thể xảy ra nhưng tần suất ít hơn hoặc chỉ thỉnh thoảng. Nói tóm lại thì cách này cũng khá okay đấy nhưng anh em chỉ để gương trong một lúc thôi nhé! Để suốt bên cạnh thành hồ có thể khiến cá betta đực bị căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm phân biệt cá betta đực và cá betta cái

 

kinh-nghiem-ep-ca-betta-7
kinh-nghiem-ep-ca-betta-7

 

Kinh nghiệm ép cá Betta cá Xiêm Lia Thia hiệu quả nhất

Để ép cá Betta cá Xiêm Lia Thia hiệu quả nhất, bạn cần thực hiện theo thứ tự từng bước sau:

 

Bước 1

Chuẩn bị một khay nhựa hay thau nhựa. Thể tích khoảng 20l nước. Có thể cho thêm một chiếc lá bàng khô để tạo chỗ cho cá đực nhả bọt. Dưới đáy hồ, rải thêm một ít sỏi để tạo chỗ cho cá cái lẩn trốn.

 

Bước 2

Thả cá betta đực vào trước và chuẩn bị thêm một khay nhựa nhỏ và để cá betta cái ở bên trong. Để cặp cá làm quen với nhau và theo dõi trong khoảng 1 tuần.

 

Bước 3

Khi cá xiêm đực đã nhả bọt nhiều, vớt cá xiêm cái cho vào chung trong hồ. Cá đực sẽ bơi vòng quanh, dụ cá cái bơi dưới tổ bong bóng. Khi cặp cá quấn lấy nhau vài lần. Bạn sẽ thấy có trứng cá xuất hiện.

 

Bước 4

Sau khi đẻ trứng xong, cá cái thường bất động một lúc. Còn cá đực thì sẽ nhanh chóng nhặt trứng đặt vào trong tổ bong bóng. Kinh nghiệm từ Ca canh mini là cặp cá sẽ còn quấn nhau thêm vài lần nữa. Đến khi cá cái đẻ hết trứng.

 

Bước 5

Cá cái có thể giúp cá trống nhặt trứng vào tổ. Nhưng cũng có thể ăn trứng. Do đó, lời khuyên từ Blog Cá Cảnh Mini là bạn nên nhẹ nhàng vớt cá cái ra riêng tịnh dưỡng vài ngày. Và có thể nhỏ vài giọt dung dịch Maroxy vào hồ để giúp cá cái hồi phục nhanh hơn.

Xem chi tiết: Kinh nghiệm ép cá Betta cá Xiêm Lia Thia hiệu quả nhất

 

kinh-nghiem-ep-ca-betta-4
Kinh nghiệm ép cá Betta cá Xiêm Lia Thia hiệu quả nhất

 

Kinh nghiệm nuôi cá Betta bột cá Xiêm cá Lia Thia bột

Trong khi cá Lia Thia cái đã được vớt ra riêng để tịnh dưỡng. Thì cá betta đực vẫn làm nhiệm vụ của người cha, liên tục thay các bong bóng bị vỡ. Trong khoảng thời gian này chủ nuôi cũng có thể cho cá đực ăn một lượng nhỏ vừa đủ.

Sau khoảng từ 2 đến 3 ngày thì trứng sẽ nở. Cá betta bột cá xiêm bột cá lia thia bột mới nở sẽ bám vào tổ bong bóng. Vài ngày sau đó, chúng bơi theo chiều ngang và rời tổ.

Lúc này cũng được xem như là cá Lia Thia đực đã hoàn thành nhiệm vụ. Bạn có thể tách cá đực ra khỏi đàn cá bột, cho cá đực quay về bể ban đầu. Và có thể cho ăn uống bình thường để chuẩn bị ép lứa tiếp theo.

 

Thức ăn cho cá cá Betta bột cá Xiêm cá Lia Thia bột

Đàn cá betta bộ mới nở, trong khoảng 3 ngày đầu sẽ có kích thước rất nhỏ chỉ cầm 1mm. Đặc biệt, cá betta bột sống nhờ vào khối noãn hoàng bên dưới bụng nên chưa cần đến nguồn thức ăn từ bên ngoài.

Chúng cũng chưa thể ăn được các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ hay bo bo… Tuy nhiên, bạn có thể cho đàn cá Lia Thia bột ăn thảo trùng. Thảo trùng và ấu trùng tôm sẽ là nguồn thức ăn phù hợp cho cá Xiêm bột trong giai đoạn này.

 

Thảo trùng

Để làm thảo trùng cho cá Betta bột, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn bên dưới từ Cacanhmini.com:

Bước 1: Chuẩn bị một chén nhựa nhỏ và bỏ vào một ít lá xà lách.

Bước 2: Anh em cần để khoảng 3 ngày sẽ xuất hiện những con thảo trùng mà mắt thường không nhìn thấy được.

Bước 3: Lấy khoảng 2 muỗng cà phê nước trong chén xà lách đã ngâm 3 ngày đó. Và bỏ vào cho cá betta bột ăn. Mỗi giọt nước có thế chứa rất nhiều thảo trùng, là nguồn thức ăn thích hợp cho cá betta bột.

 

Ấu trùng tôm

Khi cá betta bột được khoảng 1 tuần tuổi, bạn có thể cho đàn cá bột ăn ấu trùng tôm. Khi ăn no bụng, thường thì bụng sẽ béo lên và có màu hồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy đàn cá đang khỏe mạnh và phát triển tốt.

Xem chi tiết: Thức ăn cho cá Betta bột Lia Thia bột cá Xiêm bột

 

kinh-nghiem-ep-ca-betta-8
Kinh nghiệm nuôi cá Betta bột cá Xiêm cá Lia Thia bột

 

Kinh nghiệm thúc cá Betta Lia Thia cá Xiêm cái có trứng nhanh

Làm thế nào để thúc cá Betta cái, cá Lia Thia cái, cá Xiêm cái có trứng nhanh mau đẻ? Kinh nghiệm từ Cacanhmini.com là cho cá Betta cái, cá Lia Thia cái, cá Xiêm cái ăn thúc để mau ra trứng. Blog Cá Cảnh Mini chia sẻ với anh em cách thực hiện, chuẩn bị thức ăn cho cá Betta cái ăn thúc như sau:

 

Trùn chỉ sạch

Những cô nàng cá betta mái được chọn để làm giống thường được chủ nuôi chăm sóc rất kỹ. Đến ăn cũng phải ăn trùn chỉ sạch. Loại thức ăn này sẽ làm tăng thêm hàm lượng đạm bổ sung cho cá betta cái.

 

Cách thực hiện như sau:

Anh em cần chuẩn bị một khay nước nhỏ, bỏ trùn chỉ vào khay. Sau đó, rải thêm một ít bột đậu nành lên trên nhé!

Trường hợp không có khay sẵn thì có thể thay bằng một ly nhựa. Rồi cho bột đậu nành vào khuấy đều. Cuối cùng thả trùn chỉ vào là được.

 

Lòng đỏ trứng

Bạn có thể sử dụng trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đều được. Tuy nhiên, chỉ nên lấy phần lòng đỏ, bỏ lòng trắng trứng. Lý do là vì hàm lượng dinh dưỡng của lòng đỏ trứng cao hơn, cá dễ tiêu hóa hơn lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng cũng có nhiều lớp chất béo rất dễ làm bẩn nguồn nước trong hồ. Nếu dùng lòng trắng trứng, bạn lại phải vệ sinh hồ để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho cá Betta cái nữa đấy nhé.

 

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị một quả trứng luộc lên để nguội rồi cho cá Betta cái cá Lia Thia cái cá Xiêm cái ăn. Ngoài ra, theo cá cảnh mini, bạn cũng có thể phơi khô lòng đỏ trứng. Như vậy thì có thể dùng dần để cho cá Betta cái ăn.

Tuy nhiên, lưu ý là để tránh bị ẩm mốc, anh em nên cho vào thêm một ít muối hột, giữ cho lòng đỏ trứng lâu hơn.

Bên cạnh các loại thức ăn trên đây, bạn cũng có thể cho cá Betta cái cá Lia Thia cái cá Xiêm cái ăn lăng quăng, bo bo hay các loại thức ăn tươi sống đều được.

Xem chi tiết: Cách thúc cá Betta Lia Thia cá Xiêm cái có trứng nhanh

 

kinh-nghiem-ep-ca-betta-5
Kinh nghiệm thúc cá Betta Lia Thia cá Xiêm cái có trứng nhanh

 

Kinh nghiệm xử lý cá Betta đực cá Lia Thia đực cá Xiêm ăn trứng

Một số chiến hữu chia sẻ với Ca canh mini rằng. Anh em đã tốn rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị cho cá betta đực và cá betta mái sinh sản. Mọi chuyện đang diễn ra thuận lợi. Đột nhiên chú cá đực lao vào ăn hết trứng. Chủ nhân của cặp cá không biết phải xử lý ra sao? Tình trạng cá betta đực ăn trứng xử lý như thế nào?

 

Trường hợp đơn giản:

Cá đực ăn trứng ngay sau khi cá cái đẻ ra. Hoặc cá đực ăn trứng sau khi nhả lên ổ bọt thì anh em chỉ cần vớt cá đực ra một keo/hồ riêng ngay sau khi sinh sản. Lưu ý nên nhẹ nhàng vớt cá đực chứ đừng vì chú ta ngu quá mà mạnh bạo với nó anh em nhé :))

 

Trường hợp phức tạp hơn:

Cá betta đực ăn trứng xử lý như thế nào? Nếu cá đực ăn luôn trứng vì nó thích như thế thì bạn nên xử lý theo các bước:

Bước 1: Sử dụng một ống hút và một hồ nhỏ để vớt trứng ra riêng.

Bước 2: Khi cặp cá sinh sản được khoảng 20 phút, anh em nên nhẹ nhàng đặt ống hút xuống hồ, ngay bên dưới ổ bọt. Khi bạn vừa đặt ống hút xuống nước, trong vòng vài phút đầu, cặp cá sẽ có chút đề phòng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần giữ yên ống hút và hạn chế di chuyển.

Bước 3: Theo dõi đến khi cá cái đẻ trứng. Khi trứng rơi xuống nước, bạn nhẹ nhàng hút trứng và cho vào hồ nhỏ đã chuẩn bị ở bước 1.

Bước 4: Hút xong trứng, vẫn giữ yên ống hút ở vị trí cố định. Anh em nên kiên nhẫn chờ đến lượt sinh sản kế tiếp và thực hiện cách làm tương tự.

Một số anh em chia sẻ khi áp dụng cách làm này, có khi thành công, có khi lại không hiệu quả. Lý do là vì anh em nôn nóng sợ cá betta đực ăn hết trứng. Thế nên đưa ống hút vào quá sớm, làm cặp cá hoảng loạn, mất hứng rồi có khi mất hứng đẻ luôn.

Khi áp dụng cách dùng ống hút, theo ca canh mini anh em nên lưu ý đứa ống hút vào lúc tụi nó đang mải mê. Có lẽ như vậy chúng sẽ ít để ý đến ống hút và đỡ hoảng loạn hơn.

Xem thêm: Cá betta đực ăn trứng xử lý như thế nào?

 

kinh-nghiem-ep-ca-betta-6
Kinh nghiệm xử lý cá Betta đực cá Lia Thia đực cá Xiêm ăn trứng

 

Kinh nghiệm xử lý cá Betta không sung cá Lia Thia cá Xiêm không sung

Cá betta đều là những chiến binh rất sung sức và cực kỳ khỏe mạnh. Nhưng một ngày, anh em bỗng phát hiện ra cá betta không sung nữa, thay vào đó cá trầm hơn, bớt im hoạt và im lặng hẳn. Vậy cá betta không sung xử lý ra sao? Tham khảo kinh nghiệm từ ca canh mini.

 

Tìm điểm bất thường ở cá

Khi phát hiện cá betta không còn sung như trước. Việc đầu tiên anh em chủ nuôi cần làm là tìm những điểm bất thường trên mình cá. Cá có xuất hiện cục u nào trên vây, đuôi hoặc mình cá có bị những đốm trắng hay cá bị nhiễm ký sinh trùng…

Lý do cá betta không còn sung như trước nữa có thể là do đang có điều bất thường trên cơ thể của cá. Hoặc cá đã bị nhiễm bệnh mà anh em chưa phát hiện ra. Anh em cần phát hiện bệnh và có hướng điều trị thích hợp cho cá betta.

 

Kiểm tra hồ nuôi

Một nguyên nhân khác có thể khiến cá betta không sung là do môi trường sống không được bình thường như mọi ngày. Cá betta sống khỏe mạnh nhất trong môi trường nhiệt độ nước là từ 24 – 27 độ C nên anh em có thể thử kiểm tra lại nhiệt độ nước trong hồ có bị nóng hơn hay lạnh hơn so với trước hay không.

Hoặc có thể do anh em để các cây thủy sinh, vật trang trí trong hồ có vật nhọn, làm rách vây, rách đuôi cá. Cách tốt nhất anh em nên loại bỏ các vật nhọn cũng như vệ sinh hồ nuôi và loại bỏ thức ăn thừa làm dơ môi trường nước mà cá betta sinh sống.

 

Nguồn thức ăn cho cá betta

Một điều cần xem xét nữa là nguồn thức ăn cho cá betta. Đã bao ngày bạn chưa cho cá ăn thức ăn tươi sống? Theo Blog Cá Cảnh Mini, bạn hãy thử đổi món cho chú cá betta bằng cách cho chú ta ăn bobo hay trùn chỉ hoặc ấu trùng tôm… Thực đơn tươi sống luôn là món ăn yêu thích của cá betta, thay vì các loại thức ăn khô dạng viên.

Thức ăn tươi sống có thể giúp cá betta sung sức trở lại. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình hay trướng bụng, dẫn đến khả năng bị chết cao.

Xem chi tiết: Cá betta không sung xử lý ra sao?

 

hinh-anh-ca-betta-dep-1
Kinh nghiệm xử lý cá Betta không sung cá Lia Thia cá Xiêm không sung

 

Kinh nghiệm sử dụng lá bàng cho hồ cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

Bước 1: Mặc dù phải nói rằng, lá bàng như thần dược tuyệt diệu, hỗ trợ rất nhiều cho cá betta. Thế nhưng, để sử dụng được lá bàng, anh em cần sử dụng những lá bàng đã khô và rụng xuống, chứ không nên dùng những chiếc lá bàng còn xanh.

Bước 2: Sau khi nhặt lá bàng khô về, bước đầu tiên là anh em cần loại bỏ bụi bẩn và làm sạch cho lá. Sau đó, bỏ những chiếc lá bàng khô vào khay nước sạch mới hoàn toàn. Một chiếc lá bàng tương đương với tỉ lệ là 20 lít nước. Nếu bạn có hồ lớn hơn, có thể bỏ thêm nhiều lá bàng vào.

Bước 3: Ngâm lá bàng khô trong vòng vài ngày. Khi nào nước chuyển thành màu nâu thì có nghĩa là một số loại axit hữu cơ, axit humic và axit tannic trong lá bàng đã chuyển hóa vào trong nước, tạo thành một môi trường nước tuyệt vời cho cá betta.

Mách nhỏ với các chiến hữu, để sử dụng được lâu, khi nhặt lá bàng khô về. Anh em có thể làm sạch và sấy khô lá cho vào túi ni lông. Như vậy sẽ tránh ẩm ướt và bảo quản lá được lâu hơn.

Lá bàng khi kết hợp với Amonia (NH3) trong nước. Còn có tác dụng làm giảm các loại hóa chất độc hại như NH3, H2S, và xử lý một số kim loại nặng trong nước. Nhiều người cũng cho rằng, trong lá bàng còn chứa một lượng Calcium rất cao. Điều này cực kỳ có ích cho các loại cá cảnh. Cá betta giúp cá có bộ xương khỏe mạnh, vây cá cũng phát triển tốt hơn.

Xem chi tiết: Công dụng của lá bàng cho cá betta

 

ca-betta-trong-be-ca-canh-mini
Kinh nghiệm sử dụng lá bàng cho hồ cá Betta cá Lia Thia cá Xiêm

 

Kinh nghiệm nuôi cá Betta Lia Thia Xiêm chung với các loài cá khác

Với những bể cá nhỏ chỉ tầm khoảng 19 lít nước thì có lẽ bạn chỉ nên nuôi 1 mình cá Betta mà thôi. Trong điều kiện bể đủ lớn và có thể tích từ 38 lít nước trở lên. Thì bạn có thể xem xét nuôi thêm vài loại cá khác để làm bạn với cá Betta. Thế nhưng, loại cá nào mới có thể chung sống hòa bình với cá Betta đây?

 

Cá Mây Trắng

Cá mây trắng là loài cá có thân hình thon nhỏ, dài, mỏng dẹt nhưng khi bơi màu sắc trở nên óng ánh và đa dạng. Cá mây trắng thường sống theo từng nhóm ít nhất 6 con. Nuôi theo đàn sẽ giúp cá mây trắng phát huy hết màu sắc và thể hiện vẻ đẹp của mình. Hoạt động chủ yếu của loài cá này là ở tầng nước trên và giữa.

Cá mây trắng có bản tính hiền lành, có thể nói là ”hoa hậu thân thiện”. Thế nên, anh em có thể nuôi chung mấy em hoa hậu mây trắng với cá Betta. Ngoài ra trong hồ cũng có thể trang trí thêm một ít sỏi tối và thảm thực vật hoặc cây thủy sinh. Anh em sẽ có hồ thủy sinh sống động và đầy màu sắc.

 

Cá Tỳ Bà Bướm

Cá Tỳ Bà Bướm thuộc vào loài cá có da trơn. Chúng sống ở các vùng nước có dòng chảy mạnh, lưu lượng nước cao nên cơ thể có cấu tạo hết sức độc đáo. Phần vây bụng kích thước lớn, ôm sát vào mặt phẳng thường là mặt đá và mặt kiếng. Vì lẽ đó nên khi nhìn từ trên cao xuống hình dáng của cá giống như con bướm đang xòe cánh. Trên lưng của chúng có các chấm hình hoa văn giúp chúng ngụy trang và tránh được kẻ thù.

Loài cá này thuộc dòng vệ sinh hồ nên rất phàm ăn và lớn nhanh. Cá Tỳ Bà Bướm cực kỳ thích ẩn nấp trong các tiểu cảnh như đá, sỏi, hang động… Kích thước khi trưởng thành trung bình là 5.5cm đến 7cm. Rất nhỏ nhắn và dễ thương nên là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn nuôi cùng cá Betta.

 

Cá Chuột

Thông thường, cá chuột có kích thước khoảng từ 4 đến 10cm, phần thân thon thả. Mắt cá chuột nằm trên thân. Môi trên có nhiều mấu dạng tua. Còn môi dưới thì có nhiều mấu thịt. Loài cá chuột cũng có một đôi râu mõm và bộ vẩy to.

Hiện nay, cá chuột có khá nhiều loại với màu sắc khá ấn tượng và mang vẻ đặc sắc riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, cá chuột vẫn là loài cá cảnh được anh em lựa chọn nhiều nhất cho vị trí chiến binh dọn vệ sinh tầng đáy. Đặc biệt là có thể sống chung hòa bình, hòa thuận với cá Betta. Trong điều kiện sống tốt, cá chuột có thể sống khỏe mạnh và có tuổi thọ nhiều năm.

Xem chi tiết: Điểm danh những loại cá sống hòa bình với cá Betta

 

Cá Hồng Nhung

Cá Hồng Nhung còn được gọi là cá Hồng Tử Kỳ. Thân hình oval màu hồng tươi sáng lấp lánh. Trên lưng có một chấm đen, vây của chúng như người vũ công đang trình diễn trong điệu múa La Tinh.

Cá Hồng Nhung mặc dù thích sống theo bầy đàn. Nhưng tính tình lại rất ôn hòa, nhanh nhẹn, yêu hòa bình. Vì vậy có thể dễ dễ chung sống với cá Betta. Tuổi thọ của cá Hồng Nhung cũng khá cao. Chúng cũng dễ chăm sóc và dễ sinh sản.

 

Cá Tam Giác

Cá tam giác có cơ thể khá thon dài. Ở giữa phần thân cá có vệt màu đen, bên ngoài thường là màu cam hay vàng cam bắt mắt. Trên thị trường hiện nay, cá tam giác thường có các loài đa dạng màu sắc. Chẳng hạn như cá tam giác xanh, cá tam giác vàng, cá tam giác đỏ, cá tam giác tím… Tuy nhỏ mà rất được các anh em ưa thích.

Cá tam giác thường sống theo đàn. Bạn nên nuôi một đàn cá tam giác, khoảng 8 đến 10 con. Có thể bố trí thêm đá, gỗ lũa, hang động hay lá bàng khô và một số cây thủy sinh trong bể. Cá tam giác cũng dễ thích nghi. Và chung sống hòa hợp với một số loài cá khác chẳng hạn như các loài cá Betta.

Tác giả: Vivian

Nguồn Cacanhmini.com

Đừng bỏ lỡ những tin tức độc đáo nhất trên Cá Cảnh Mini:

Những sự thật ít người biết về cá voi lưng gù

Tuổi thọ Cá Voi Xanh Cá Voi Xanh sống được bao lâu

Cá voi sát thủ đập đầu vào bể sau 10 năm cô độc

Tiết lộ 14 sự thật thú vị về cá voi bạn chưa biết

Điểm danh các loại cá đuối nước ngọt đẹp nhất Việt Nam

Nuôi cá Sam bạc tỉ nhưng nguy hiểm vì có nọc độc