Cách loại bỏ ốc trong bể cá cảnh hiệu quả

(Cá Cảnh mini) Cách loại bỏ ốc trong bể cá cảnh hiệu quả.

Trong bể bạn chỉ nuôi 1-2 em ốc thôi mà chúng tạo ra hẳn một đội quân hùng mạnh.

Hoặc đôi khi trứng ốc bám vào các cây thủy sinh, các phụ kiện trang trí và xâm nhập vào bể cá của bạn.

Chẳng bao lâu chúng sinh sản rất nhanh với số lượng hùng hậu, khiến các chủ nhân phiền lòng.

Cacanhmini.com hướng dẫn một số cách giúp bạn loại bỏ ốc gây hại trong bể cá cảnh một cách hiệu quả. Hãy thực hiện ngay!

Cách loại bỏ ốc trong bể cá cảnh hiệu quả

Hạn chế cho cá ăn quá nhiều

Cho cá ăn quá nhiều có thể góp phần dẫn đến sự bùng nổ của các em ốc.

Điều cần lưu ý nhất nếu muốn diệt ốc trong bể cá là bạn nên hạn chế cho cá cảnh ăn quá nhiều.

Chỉ cho ăn với một lượng nhất định, thậm chí cho cá ăn ít hơn trước.

Sử dụng hóa chất diệt ốc

Một trong những hóa chất diệt ốc được sử dụng phổ biến nhất là đồng sulfate.

Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất này, anh em cần thực hiện theo phần hướng dẫn sử dụng đã ghi trên nhãn thuốc.

Lưu ý là sử dụng hóa chất cũng có thể làm cho ốc chết hàng loạt.

Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm nguồn nước trong bể.

Cách xử lý là bạn cần vớt hết xác ốc ra, có thể thay nước mới để đảm bảo an toàn cho cá cảnh cũng như các loại cây thủy sinh khác trong bể.

Sử dụng hóa chất diệt ốc.

Thử đặt bẫy ốc trong bể cá

Hiện nay, trên thị trường có một số loại bẫy ốc. Bạn có thể đặt mua trên mạng hoặc tìm mua tại các cửa hàng cá cảnh.

Ngoài ra, có một cách khá hay và đơn giản là hãy đặt một lá rau diếp vào bên trong bể, kẹp cuống lá vào thành bể và để qua đêm.

Sáng hôm sau bạn sẽ thấy bọn ốc tụ tập ở mặt dưới lá rau diếp và chỉ cần vớt bọn chúng ra là xong.

Thực hiện liên tiếp vài hôm là có thể loại bỏ được một số lượng kha khá.

Thả các loại cá săn mồi, ốc sát thủ

Thả các loại cá săn mồi, ốc sát thủ

Một cách diệt ốc hiệu quả nữa mà Cacanhmini.com gợi ý cho bạn là hãy thả các loại cá săn mồi hay ốc sát thủ vào bể.

Chẳng hạn như loài cá ngựa vằn Zebra, cá chạch Dwarf Chain. Thậm chí có thể sử dụng các em ốc sát thủ Helena diệt ốc chuyên nghiệp.

Loài ốc sát thủ này là giải pháp giúp các chủ nhân tiêu diệt nhanh – gọn – lẹ với những em ốc gây hại trong hồ thủy sinh.

Ốc ăn ốc Helena cũng không dễ sinh sôi nên không đáng lo ngại lắm.

Xem ngay các chuyên gia giúp bạn tiêu diệt ốc gây hại:

Ốc ăn ốc Helena sát thủ chuyên diệt ốc gây hại

Kinh nghiệm nuôi cá sọc ngựa cá ngựa vằn

Cá chạch rắn culi thân dài giống rắn ăn cả chất thải

Vệ sinh hoàn toàn bể cá

Vệ sinh hoàn toàn bể cá

Ốc có thể sinh sản cực nhanh với số lượng áp đảo các loài sinh vật khác trong bể.

Vì thế, cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng và kết hợp nhiều cách thức bên trên để loại bỏ ốc hiệu quả trong bể cá cảnh.

Ngoài ra, có thể xem xét đến việc vệ sinh hoàn toàn bể cá cảnh nếu số lượng ốc sinh sản đã vượt quá tầm kiểm soát.

Bạn hãy lấy toàn bộ mọi thứ trong bể cá ra ngoài. Từ sỏi, đá, cây thủy sinh, rong thủy sinh, cho đến các vật trang trí, phụ kiện khác…

Sau đó tháo cạn nước, cọ rửa hoàn toàn các thành mặt bể.

Rửa kỹ lại với nước và phơi khô bể trước khi set up lại toàn bộ. Cách loại bỏ ốc trong bể cá cảnh hiệu quả

Phòng ngừa đội quân ốc quay trở lại.

Phòng ngừa đội quân ốc quay trở lại

Trước khi set up lại toàn bộ bể cá, hãy kiểm tra cẩn thận cây thủy sinh và các phụ kiện trang trí khác.

Đảm bảo là không có ốc hay trứng ốc.

Cẩn thận hơn, trước khi cho các phụ kiện trang trí hoặc cây thủy sinh vào bể cá cảnh.

Bạn hãy ngâm chúng trong dung dịch đồng sulfate, pha loãng từ 2 đến 3 muỗng cà phê đồng sulfate với 4 lít nước.

Sau đó, rửa lại thật sạch dưới vòi nước chảy.

Tác giả: Hoàng Tâm – Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh được các anh em dân chơi chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:

Hướng dẫn cách vệ sinh bể cá Betta

Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh

Ốc táo ăn gì và ốc táo sống được bao lâu

Cách thả cá mới mua vào bể mà không chết

Kinh nghiệm thực tế khi nuôi cá bảy màu

Chuyên Mục: Cách nuôi cá cảnh
Bài trước
Vì sao xúc tu bạch tuộc không bị quấn vào nhau
Bài sau
Cá Quả Thông chiến binh độc đáo ở vùng biển Đông