Diệt sán giun đỉa bọ nước thủy sinh bằng cách nào

Diệt sán giun đỉa bọ nước thủy sinh bằng cách nào. Trong hồ thủy sinh xuất hiện các loài sán, sán trắng, giun, đỉa, bọ nước, rận nước… Gây hại cho hệ sinh thái và làm mất thẩm mỹ của hồ thủy sinh. Thế nhưng, diệt sán, giun, đỉa, bọ nước thủy sinh bằng cách nào đây? Khá nhiều anh em gửi thắc mắc này đến Cacanhmini.com. Trong bài viết này, Blog Cá Cảnh chia sẻ với các bạn một vài cách đơn giản để tiêu diệt các loài sán, giun, đỉa, bọ nước trong bể thủy sinh. Để bạn có thể áp dụng được ngay. Ngoài ra, anh em nào có những cách khác để tiêu diệt đám sán, giun, đỉa… đáng ghét. Thì hãy bình luận ngay trong phần cuối bài để chia sẻ với các anh em khác.

ca-thanh-ngoc-1
Diệt sán giun đỉa bọ nước thủy sinh bằng cách nào

Các loài sán, giun, đỉa, bọ nước trong hồ thủy sinh

Rận nước

Rận nước là loài chân đốt, chuyên ăn các sinh vật nhỏ và vi thể trong nước. Chúng cũng bị các loài cá hay những sinh vật lớn hơn ăn thịt.

Luân trùng

Luân trùng hay còn gọi là trùng bánh xe, Testudinella. Loài này thường có trong bể cá cảnh, bể tép cảnh dưới hình dạng sâu tròn nhỏ kích thước từ 0.2mm-0.5mm.

Động vật Copepods tí hon

Động vật Copepods tí hon có hình dáng giống như tôm, thuộc bộ chân kiếm, kích thước dưới 1 mm. Copepods thường ăn vi khuẩn, tảo cát hay các sinh vật đơn bào. Loài này thường bị cá cảnh ăn và có thể sống hòa thuận với tép cảnh.

Giun tròn

Giun tròn là động vật đa bào, chuyên ăn các loại vi khuẩn, nấm… Kích cỡ cũng khá đa dạng từ 0.3 mm đến hơn 8 m. Giun tròn có thể sống thành 2 dạng là ký sinh hoặc không ký sinh. Giun tròn không ký sinh hay còn gọi là trùn chỉ được dùng làm thức ăn cho cá cảnh, cá bột, tép cảnh… Đa số các loài giun tròn cũng vô hại với tép.

Thủy tức

Thủy tức là các loài động vật tí hon sống trong môi trường nước ngọt. Trong tự nhiên, thường có ở sông, suối, ao, hồ. Kích thước khi trưởng thành thường dài đến 30 mm, kích thước trung bình dao động khoảng 15 mm.

Thủy tức có từ 4 đến 12 xúc tu. Những xúc tu này có thể tiết ra chất làm tê liệt các loài động vật khác. Thủy tức cũng dùng cách này để bắt mồi và tự vệ. chúng ăn rận nước, bọ nước, giun dẹt, giun nước, côn trùng và các loài sinh vật khác trong nước. Loài này nổi tiếng là kẻ hủy diệt tép cảnh và cá con.

Sán

Sán là loài giun dẹt có 3 vòi giác hút tiêu hóa. Chúng là loài ăn thịt, có thể ăn được nhiều loài động vật sống hay động vật chết. Kể cả động vật không xương sống hay các chất hữu cơ phân hủy khác. Sán có thể tấn công tép con hoặc cá con khi chúng đói và thiếu thức ăn. Sán cũng thường luồn lách vào sỏi và các vách hồ để tìm thức ăn hoặc trốn trong nền cát sỏi dưới đáy nền để tránh ánh sáng.

Đỉa

Đỉa có kích thước từ 7 mm và có thể kéo dài đến 200 mm. Đây là loài giun đốt hoặc trùng đốt, cơ thể có 34 khúc, mỗi khúc là một vòi hút cực mạnh. Đa số đỉa ký sinh hút máu trên động vật chủ. Sau khi hút máu xong thường ẩn mình vào nơi tối để tiêu hóa thức ăn. Do quá trình tiêu hóa khá chậm nên đỉa có thể sống đến mấy tháng mà không cần ăn. Anh em lưu ý là đỉa có thể bám vào bất cứ vật chủ nào, kể cả tép lớn, tép con hay cá cảnh.

Diệt sán giun đỉa bọ nước thủy sinh bằng cách nào?

Cacanhmini.com gợi ý cho các anh em cách tiêu diệt sán, giun, đỉa, bọ nước trong bể thủy sinh như sau:

  • Để phần nào tiêu diệt các loài bọ, giun, sán có hại trong bể thủy sinh, anh em có thể tham khảo và kết hợp nuôi các loài cá nhỏ khác. Chẳng hạn như cá Trâm, cá Sọc Ngựa, cá Neon, cá Trân Châu, cá Bảy Màu…
  • Bên cạnh đó, thay nước và vệ sinh bể thủy sinh. Chẳng hạn như hút cặn dưới đáy hồ, rửa sỏi, vệ sinh thiết bị lọc… Sau đó, cho cá ăn với lượng ít hoặc hạn chế cho ăn trong vòng vài ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại thuốc diệt giun có chứa fluebendazole loãng hoặc tinh chất Dimilin chứa Diflubenzuron trên thị trường. Khi gặp hai loại thuốc này, sán, giun, thủy tức sẽ bị tiêu diệt ngay.
ca-tram-galaxy-2
Diệt sán giun đỉa bọ nước thủy sinh bằng cách nuôi thêm cá Trâm Galaxy.

Lưu ý khi diệt sán, giun, đỉa, bọ nước thủy sinh

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc diệt giun có chứa fluebendazole loãng hoặc tinh chất Dimilin chứa Diflubenzuron trên thị trường. Bạn không để các loại ốc cảnh trong hồ. Và đặc biệt cần sử dụng theo liều lượng và hướng dẫn. Tuyệt đối không sử dụng quá liều các bạn nhé.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm chơi thủy sinh, được chia sẻ tại Blog Cá Cảnh Mini:

Bật đèn bao nhiêu tiếng một ngày cho hồ thủy sinh

Kinh nghiệm trang trí bể cá chọn mua phụ kiện thủy sinh

Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền

Những dụng cụ cần thiết khi bảo dưỡng bể thủy sinh

Cá Sọc Ngựa mang bầu bao lâu đẻ như thế nào

Cá vàng đẻ con hay đẻ trứng giải đáp thắc mắc

Chuyên Mục: Hỏi Đáp
Bài trước
Cá Sọc Ngựa mang bầu bao lâu đẻ như thế nào
Bài sau
Các loại cá diệt sán cá ăn bọ nước trong hồ cá