Những bệnh thường gặp nhất ở cá Betta và cách điều trị

Những bệnh thường gặp nhất ở cá Betta và cách chữa trị. Mặc dù cá Betta có sức khỏe và khả năng thích nghi tốt. Thế nhưng, nếu cho cá Betta ăn thức ăn không sạch sẽ hoặc nguồn nước không đảm bảo. Rất có thể cá Betta sẽ bị nhiễm bệnh. Điều cần nhất là phải phát hiện bệnh và áp dụng cách điều trị kịp thời. Cacanhmini.com tổng hợp những căn bệnh thường gặp nhất ở cá Betta. Thêm vào đó cũng đề xuất với bạn một số cách điều trị thích hợp.

benh-thuong-gap-o-ca-betta-2
Những bệnh thường gặp nhất ở cá Betta và cách điều trị

Bệnh nhiễm khuẩn ở cá Betta

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn

Cá Betta bị nhiễm khuẩn khi trong nước có chứa quá nhiều amoniac. Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn là cá Betta mất cảm giác thèm ăn, bị mất màu. Hoặc có biểu hiện thường xuyên ở dưới đáy bể.

Cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Betta

Cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Betta là thay nước và vệ sinh sạch thức ăn thừa đọng lại dưới đáy bể. Có thể kết hợp sử dụng thêm các dung dịch kháng khuẩn.

Bệnh nhiễm trùng vây ở cá Betta

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng vây

Cá Betta bị nhiễm trùng vây khi xung đột với các loài cá khác. Hoặc nguồn nước trong bể không được sạch sẽ. Khi mắc bệnh này, vây và đuôi của cá Betta thường thay đổi màu sắc hoặc bị khiếm khuyết. Bệnh có thể lây lan sang các em cá khác.

Cách điều trị bệnh nhiễm trùng vây ở cá Betta

Để điều trị bệnh nhiễm trùng vây ở cá Betta, chủ nuôi cần cách ly cá bệnh. Trường hợp nhẹ có thể pha thêm muối vào để sát khuẩn. Đối với trường hợp nặng cần sử dụng thuốc đặc trị.

betta-koi-plakat-4
Bệnh nhiễm trùng vây ở cá Betta

Bệnh đốm trắng ở cá Betta

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đốm trắng

Thực chất bệnh đốm trắng là do ký sinh trùng trú ngụ trên cơ thể hoặc nằm bên dưới lớp da của cá betta. Khi quan sát kỹ, anh em sẽ thấy trên thân cá xuất hiện các đốm có màu trắng, trông giống các hạt cát hay hạt muối.

Thời gian đầu, những hạt cát hay hạt muối trắng thường xuất hiện ở phần đầu cá trước. Sau đó, lan dần ra phần miệng. Nếu chủ nuôi không xử lý kịp thời, nó sẽ lây lan đến toàn bộ cơ thể cá.

Còn một triệu chứng nữa, khi cá betta bị nhiễm bệnh đốm trắng. Cá có thể sẽ bơi chậm chạp và lờ đờ hơn mức bình thường. Thậm chí bạn phát hiện vây cá bị dính vào nhau. Cá betta thường xuyên bơi va quẹt vào thành hồ hay các vật trong trong hồ.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá Betta

Để chữa trị bệnh đốm trắng ở cá Betta Koi Plakat, anh em cần pha loãng muối vào nước. Làm tăng nhiệt độ nước. Sau đó, thay nước và làm vệ sinh hồ. Đồng thời sử dụng thuốc điều trị Aquarisol hay Bettazing liên tục trong 2 tuần để tiêu diệt hết ký sinh trùng.

Bệnh Popeye ở cá Betta

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Popeye

Cá Betta bị nhiễm bệnh Popeye sẽ có triệu chứng bị sưng một hoặc hai bên mắt. Bên ngoài mắt xuất hiện màng bao phủ hoặc màu trắng. Bệnh này khiến mắt cá bị sưng và tổn thương nghiêm trọng.

Cách điều trị bệnh Popeye ở cá Betta

Khi cá Betta bị nhiễm bệnh này, chủ nuôi cần cách ly cá bệnh và thay nước trong bể. Có thể điều trị bằng muối Epsom hoặc các thuốc đặc trị khác. Lưu ý là cá Betta có thể mắc thêm một số bệnh khác.

benh-thuong-gap-o-ca-betta-3
Bệnh thối vây ở cá Betta

Bệnh thối vây ở cá Betta

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thối vây

Triệu chứng đầu tiên khi cá nhiễm bệnh thối vây là bạn sẽ thấy phần viền ở vây cá sẽ nhanh chóng bị mất màu. Ban đầu vây cá chuyển sang màu trắng, nâu, hoặc đỏ rồi lan nhanh sang toàn bộ ở phần vây cá.

Khi tình hình bệnh bắt đầu tồi tệ hơn, phần bị mất màu sẽ lây lan đến tia vây, thậm chí ở phần thân cá. Đến mức này, nếu chủ nuôi không nhanh chóng điều trị cho cá, có thể sẽ làm hỏng hết toàn bộ phần vây cá, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập, thậm chí gây chết cá.

Bệnh này xảy ra khi hồ nuôi và nước trong hồ thường xuyên bị dơ, khiến cho cá betta bị căng thẳng và suy giảm khả năng miễn dịch bảo vệ trước các loại vi khuẩn xung quanh.

Cách chữa trị bệnh thối vây ở cá Betta

Cách ly cá betta bị bệnh. Vệ sinh hồ cá rồi thay toàn bộ nước trong hồ. Sử dụng thuốc chuyên trị bệnh thối vây dành cho cá betta. Điển hình như thuốc Jungle Fungus Eliminator, Tetracycline, Maracyn, Maracyn II, Waterlife- Myxazin, MelaFix… Đặc biệt lưu ý anh em nên xem kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và sử dụng theo đúng liều lượng ghi trên hộp thuốc.

Một biện pháp nữa cũng có thể khiến cá betta mau chóng khỏe lại là anh em nên dùng thêm máy sủi oxy. Điều này sẽ cung cấp thêm oxy cho cá thở trong quá trình điều trị bệnh. 

benh-thuong-gap-o-ca-betta-4
Bệnh lao ở cá Betta

Bệnh lao ở cá Betta

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lao

Cá Betta bị mắc bệnh lao khi ăn phải những thức ăn bị ô nhiễm. Hoặc bị lây bệnh từ cá chết. Cá Betta thường có các triệu chứng như ở bệnh Popeye nhưng mất cảm giác thèm ăn ngay cả khi được cho ăn thường xuyên. Mắc bệnh này, cá Betta có thể chết chỉ sau vài tháng.

Cách phòng ngừa bệnh lao ở cá Betta

Để phòng bệnh cho cá Betta, chủ nuôi nên duy trì môi trường nước sạch sẽ. Không cho cá ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Ngoài ra cũng có thể chuẩn bị thêm một bộ lọc tốt đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho cá Betta.

Tác giả: H.Tiến

Nguồn Cacanhmini.com

Series Những bệnh thường gặp nhất ở cá Betta và cách điều trị, chữa trị các bệnh ở cá Betta chỉ có tại Blog Cá Cảnh Mini:

Lý giải nguyên nhân vì sao cá betta bỏ ăn

Điều trị bệnh thối vây ở cá betta

Dấu hiệu nhận biết cá betta bị bệnh

Cá betta không sung xử lý ra sao?

Kinh nghiệm điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta

Chuyên Mục: Bệnh thường gặp ở cá
Bài trước
Tuổi Ất Sửu 1985 hợp với tuổi nào làm ăn lấy vợ chồng
Bài sau
Tuổi Ất Dậu 2005 hợp với tuổi nào làm ăn lấy vợ chồng