Top 13 loài rùa cảnh đẹp được nuôi nhiều nhất hiện nay

Top 13 loài rùa cảnh đẹp được nuôi nhiều nhất hiện nay. Rùa Kim Cương Diamondback Terrapin. Rùa Sao Ấn Độ Geochelone Elegans. Rùa Mũi Lợn Pig Nosed Turtle. Rùa Lá Mata Mata. Rùa Chân Đỏ Red Foot. Rùa Châu Phi Sulcata. Rùa Cá Sấu Cảnh Alligator Snapping Turtle. Rùa Đất Gopher. Rùa đảo cổ đại Aldabra Tortoise. Rùa Common Snapping Turtle. Rùa Hermann. Rùa Cổ Gập Sideneck. Rùa Da Báo Leopard Tortoise. Đây đều là những loài rùa cảnh đẹp đang được nuôi nhiều nhất, phổ biến nhất hiện nay.

Hãy cùng Cacanhmini.com xem ngay Top 13 loài rùa cảnh đẹp này. Ngoài ra, nếu bạn đang nuôi và yêu thích loài rùa nào, hãy bình luận chia sẻ với Cá Cảnh Mini nhé.

rua-canh-dep-1
Top 13 loài rùa cảnh đẹp được nuôi nhiều nhất hiện nay

Top 13 loài rùa cảnh đẹp được nuôi nhiều nhất hiện nay

1. Rùa Kim Cương Diamondback Terrapin

Rùa kim cương hay còn gọi là Diamondback Terrapin. Loài này sinh sống ở các khu vực ven biển miền đông nam nước Mỹ. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau như màu nâu, màu xám, màu đen, màu xanh lục… Mặc dù cùng một phân loài nhưng mỗi cá thể lại có màu sắc khác hoàn toàn nhau, hoa văn trên mình cũng khác nhau. Thậm chí các viền mai và móng chân cũng khác nhau.

Rùa Kim Cương Diamondback Terrapin có màu sắc đẹp, dễ nuôi lại có tính cách hiền lành rất được nhiều người trên thế giới yêu thích và nuôi dưỡng. Giá thành khoảng 1 đến 2 triệu đồng/em.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Kim Cương Diamondback Terrapin

2. Rùa Sao Ấn Độ Geochelone Elegans

Rùa Sao Ấn Độ còn có tên khác là Geochelone elegans. Đây là loài rùa cảnh nổi tiếng trên thế giới. Chúng xuất xứ từ những vùng khô cằn và rừng cây bụi ở Ấn Độ và Sri Lanka.

Rùa Sao Ấn Độ có cơ thể cân đối, màu sắc ấn tượng và hoa văn đẹp. Khi mới nở, mai rùa sao Ấn Độ khá nhẵn. Tuy nhiên, càng lớn, mai sẽ phát triển gồ ghề hơn. Mai gồ cao sẽ giúp rùa sao Ấn Độ dễ dàng lấy lại tư thế cũ nếu chẳng may bị lật úp.

Rùa Sao Ấn Độ được giới sinh vật cảnh quốc tế đánh giá là một loài rùa đẹp hàng đầu của thế giới. Tại Việt Nam xu hướng nuôi Rùa Sao Ấn Độ đang bùng nổ mạnh. Số lượng người nuôi vẫn đang tăng lên.

Xem chi tiết: Chia sẻ cách nuôi Rùa Sao Ấn Độ Geochelone Elegans

3. Rùa Mũi Lợn Pig Nosed Turtle

Rùa Mũi Lợn còn được biết đến với tên Pig Nosed Turtle. Chúng phân bố chủ yếu ở phía bắc Australia, miền nam New Guinea. Và thường được tìm thấy ở các sông, cửa sông, đầm phá, đầm lầy, hồ và ao…

Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là phần mũi giống như mũi lợn. Do đó, chúng mới có cái tên là Rùa Mũi Lợn. Đuôi ngắn, trên mặt lưng có phủ bởi một lớp vảy hình bán nguyệt. Tứ chi có hình mái chèo giúp chúng thích nghi với cuộc sống dưới nước.

Cân nặng thông thường khoảng từ 18 đến 22kg. Hiện nay mới chỉ phát hiện được một cá thể rùa có chiều dài mai lưng dài nhất lên đến 56.3cm. Với cân nặng lên đến 22.5kg.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Mũi Lợn kỳ lạ nhất thế giới

4. Rùa Lá Mata Mata

Rùa lá Mata Mata có tên khoa học là Chelus fimbriatus. Vốn có nguồn gốc và xuất xứ từ các khu vực sông Amazon và khu Orinoco Nam Mỹ.

Rùa lá Mata Mata có hình dáng rất độc đáo. Phần đầu to và bè, mũi nhọn hướng về phía trước giống như mũi tên. Đặc biệt, phần mai rùa có lại có hình dáng trông giống như lá cây. Nên mới được gọi là Rùa Lá. Ngoài ra, mai rùa lá Mata Mata thường có màu vàng và nâu.

Theo Blog Cá Cảnh Mini, tuổi thọ của Rùa lá Mata Mata thông thường là từ 40 đến 75 năm.

Xem chi tiết: Cách nuôi và chăm sóc Rùa Lá Mata Mata

5. Rùa Chân Đỏ Red Foot

Rùa Chân Đỏ có tên tiếng Anh là Red Foot Tortoise. Và tên khoa học là Geochelone carbonaria. Đây là dòng rùa cạn được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực miền bắc Nam Mỹ. Sau khi nhập về Việt Nam, chúng nhanh chóng được các bạn trẻ yêu thích.

Rùa Chân Đỏ Red Foot có hình bầu dục thuôn dài ở 2 bên mai rùa. Mai thường có gồ cao. Đặc biệt ở 4 chân rùa đều có các vảy màu vàng, cam, đỏ. Ngoài ra, phần đầu, hàm, cổ của Rùa Chân Đỏ Red Foot cũng xuất hiện các vảy có màu vàng, cam, đỏ giống như ở chân.

Khi trưởng thành, chúng có thể đạt đến kích thước 40cm. Và có tuổi thọ từ 50 đến 60 năm trong điều kiện nuôi dưỡng tốt.

Xem chi tiết: Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc Rùa Chân Đỏ Red Foot

6. Rùa Châu Phi Sulcata

Rùa Châu Phi Sulcata Tortoise có tên khoa học là Geochelone sulcata. Và cũng được biết đến với các tên gọi khác như rùa cạn châu phi, rùa vàng châu phi, rùa núi vàng hay rùa cựa. Chúng thường được tìm thấy ở phía Bắc châu Phi.

Rùa Châu Phi Sulcata nổi tiếng là loài rùa cạn châu Phi khổng lồ. Chúng không những được yêu thích tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Điểm độc đáo là lúc nhỏ, bạn có thể để em rùa châu Phi trên tay. Nhưng khi chúng ”dậy thì thành công” thì trọng lượng có thể lên đến 45kg, chiều dài đến 80cm.

Rùa Châu Phi Sulcata có gai và móng vuốt ở chân. Những chú rùa đực thường có kích thước lớn hơn những em rùa cái. Rùa cái thường có mai phẳng. Còn rùa đực thì mai có phần hơi cong.

Cá Cảnh Mini thấy màu sắc của Rùa Châu Phi Sulcata cũng khá đa dạng. Từ màu nâu, xám cho đến vàng. Thậm chí màu da có thể trùng với màu của mai rùa để giúp chúng dễ dàng ngụy trang. Những em rùa con mới sinh thường có màu nâu vàng và có viền nâu trên mí mắt.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Châu Phi Sulcata rùa cạn khổng lồ

rua-canh-dep-2
Top 13 loài rùa cảnh đẹp được nuôi nhiều nhất hiện nay

7. Rùa Cá Sấu Cảnh Alligator Snapping Turtle

Rùa Cá Sấu Cảnh Alligator Snapping Turtle còn có tên khoa học là Macrochelys temminckii. Là loài rùa nước ngọt khổng lồ đã xuất hiện từ thời tiền sử tại khu vực Bắc Mỹ. Chúng cũng thuộc một trong những loài rùa lớn nhất thế giới.

Rùa Cá Sấu Cảnh đã du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2013 thời điểm thú nuôi các loài bò sát cảnh bắt đầu nở rộ. Nhờ sở hữu hình dáng to lớn, độc đáo và lạ mắt nên được nhiều người săn lùng tìm mua. Cơ thể của loài rùa này thường có màu xám, đen và nâu. Riêng màu xanh ôliu thì rất hiếm. Mai rùa có bộ khung xương chắc chắn.

Trên mai có những lớp gai gồ lên 3 hàng cao giống như lớp da của cá sấu. Ngoài ra còn có khuôn đầu hộp sọ to, trông rất nặng nề. Hàm răng sắc, đuôi dày, đồng thời lại có kích thước lớn nên được ví như là loài khủng long của loài rùa.

Khi trưởng thành, kích thước của loài này vào khoảng 70cm. Con đực có trọng lượng 60kg. Rùa cái có trọng lượng khoảng 30kg. Trong môi trường tự nhiên, có trường hợp ghi nhận cá thể rùa nặng trên 100kg.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Cá Sấu Cảnh Alligator Snapping Turtle

8. Rùa Đất Gopher

Rùa đất Gopher hay rùa Gopher, rùa đất tên khoa học là Gopher Tortoise. Loài rùa này sở hữu những chiếc chân to và mạnh khỏe nhất là hai chân phía trước giúp chúng làm tốt công việc đào hang. Chúng có khả năng đào hang cực tốt.

Những chiếc hang có thể dài đến 14 – 15m và chiều sâu của hang lên đến 3m. Những chiếc hang này không chỉ bảo vệ Rùa đất Gopher khỏi nguy hiểm trong tự nhiên. Mà còn giúp rùa đất Gopher chống lại cái nóng của mùa hè và thời tiết lạnh giá của mùa đông. Ngoài ra còn tránh lại được sự tấn công của các loài động vật ăn thịt, giông bão, thời tiết khắc nghiệt…

Để nuôi rùa đất Gopher, bạn cần mô phỏng môi trường sống gần giống với môi trường tự nhiên nhất. Sau đó, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Và lưu ý vệ sinh chuồng nuôi rùa thường xuyên.

Xem chi tiết: Chia sẻ cách nuôi và chăm sóc Rùa Đất Gopher khỏe mạnh

9. Rùa đảo cổ đại Aldabra Tortoise

Rùa Aldabra Tortoise là một giống trong những giống rùa khổng lồ lớn nhất trên thế giới. Xuất xứ từ đảo Aldabra của Ấn Độ Dương. Môi trường sống của chúng là các khu vực đồng cỏ, đầm lầy, trên đảo.

Đặc điểm của Rùa đảo cổ đại Aldabra Tortoise la có các chi vừa to vừa khỏe. Chẳng khác gì chân của loài Voi nên được gọi là “rùa Aldabra”. Màu sắc thường nghiêng về gam màu đen. Bộ mai cao, tròn, đen và bóng…

Hiện nay, rùa khổng lồ Aldabra trên thị trường đều là rùa nhập khẩu được nuôi dưỡng và nhân giống nhân tạo. Theo Cá Cảnh Mini, mặc dù có giá thành khá cao nhưng chưa bao giờ hạ nhiệt. Rùa Aldabra cũng rất dễ thích nghi với môi trường nuôi nhân tạo.

Rùa đực trưởng thành có kích thước trung bình dài 1,1m. Con cái có kích thước nhỏ hơn khoảng 90cm. Riêng trọng lượng có thể đạt tới 100kg khi trưởng thành.

Xem chi tiết: Đặc điểm và cách nuôi Rùa đảo cổ đại Aldabra Tortoise

10. Rùa Common Snapping Turtle

Rùa Common Snapping Turtle được tìm thấy ở vùng Đông Bắc Mỹ, Nam Carolina và Georgia. Phần lớn chúng sống tại các khu vực nước ngọt và những khu vực có nước sâu.

Rùa Common Snapping Turtle có bộ mai khá khác biệt với các dòng rùa cảnh khác. Chúng có 3 hàng gai chạy dọc theo chiều dài của mai và được sắp xếp theo thứ tự. Đôi chân chắc khỏe và lớp yếm dưới nhỏ hơn phần mai bên trên. Trên cổ có gai ngắn.

Rùa Common Snapping Turtle có chiều dài trung bình từ 20 đến 36 cm. Và chiều dài kỷ lục ghi nhận là 49cm. Trong lượng trung bình dao động từ 4,5 – 16kg. Kỷ lục được ghi nhận là 34kg. Đây là một trong số các loài rùa nước cảnh được nhiều người yêu thích nhất. Chúng có tuổi thọ cao, hình dáng hơi lạ mắt. Hơn nữa lại rất ít bị bệnh tật.

Xem chi tiết: Kỹ thuật nuôi rùa Common Snapping Turtle

11. Rùa Hermann

Rùa Hermann có nguồn gốc từ các khu vực phía bắc của biển Địa Trung Hải. Chúng cũng là một trong những loài rùa cảnh phổ biến và được nhiều người chuộng nuôi. Tại Việt Nam, rùa Hermann thường được nhập từ các nước khác về với giá vài triệu đồng/em tùy kích thước lớn nhỏ.

Điểm độc đáo ở rùa Hermann là trên mai rùa thường có hoa văn màu đen và vàng. Khi còn nhỏ thì phần mai sẽ có màu sáng bóng hơn. Càng trưởng thành thì độ sáng của mai càng giảm và có thể chuyển thành màu rơm, màu xám hoặc màu vàng xỉn. Tay chân của rùa Hermann thường có màu xám hoặc nâu, có vảy. Chóp đuôi có gai nhọn. 

Ở rùa Hermann, con đực thường có kích thước nhỏ hơn con cái. Riêng phần đuôi của rùa đực trưởng thành thì khá dài. Đặc biệt, kinh nghiệm từ Cá Cảnh Mini thì rùa Hermann khá nghịch ngợm và rất thích leo trèo, thích đào và tìm hang. Thỉnh thoảng chúng cũng thích phơi nắng nữa.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Hermann kinh nghiệm và lưu ý khi nuôi

12. Rùa Cổ Gập Sideneck

Rùa Cổ Gập Sideneck được tìm thấy ở các khu vực miền nam Brazil qua Uruguay và trung tâm Argentina. Chúng còn có tên gọi khác là Rùa Cổ Bên hay Rùa Bụng Hồng Sideneck, Rùa Bụng Đỏ Sideneck. Lý do là vì khi sợ hãi, rùa thường gập cổ sang một bên chứ không rụt đầu vào trong mai như nhiều loài rùa khác.

Mai rùa thường có những màu như màu xám, màu nâu hay màu be. Phần bụng có màu hồng hoặc màu đỏ. Cổ có sọc vàng cam hoặc hồng. Còn phần đầu cũng có một chút màu xám hoặc màu xanh lá cây. Ở loài Rùa Cổ Gập Sideneck, bạn sẽ thấy rùa đực thường có phần đuôi dài và dày hơn. Trong khi đó, rùa cái lại có phần đuôi ngắn hơn.

Tính tình của chú Rùa Cổ Gập Sideneck có thể ban đầu sẽ hơi nhút nhát một chút. Khi quen rồi, bạn sẽ thấy rùa Sideneck thoải mái và hiếu động hơn. Chúng cũng cực kỳ dễ nuôi nhưng số lượng nhập về chỉ vài trăm con/năm. Trên thị trường được bán với giá dao động từ 2 – 3 triệu đồng/em.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Cổ Gập Sideneck hiệu quả nhất

13. Rùa Da Báo Leopard Tortoise

Rùa Da Báo hay Rùa Báo Châu Phi có tên tiếng Anh là Leopard Tortoise. Chúng có xuất xứ từ hoang mạc, thảo nguyên của Đông Nam Châu Phi. Rùa Da Báo thuộc dòng rùa cạn ăn thực vật và cũng là loài rùa lớn thứ hai ở Châu Phi.

Kích thước trung bình khi trưởng thành vào khoảng 45cm và nặng 18kg. Một số chú rùa được nuôi dưỡng tốt thì có thể đạt đến 70cm và nặng 55kg. Rùa Da Báo Châu Phi cũng có tuổi thọ cao từ 50 đến 100 năm.

Rùa Da Báo Leopard Tortoise có mai hình vòm, nhô cao. Có trường hợp mai gồ thành hình kim tự tháp. Trên da rùa thường có họa tiết chấm đen và vàng. Châu sau hình trụ còn chân trước hình mái chèo. Chúng di chuyển nhanh và có thể bơi trong vòng 10 phút.

Xem chi tiết: Cách nuôi Rùa Da Báo Leopard Tortoise Rùa Báo Châu Phi

Trong thời gian sắp tới, Cá Cảnh Mini sẽ tiếp tục cập nhật những loài rùa cảnh đẹp dễ nuôi được các bạn yêu thích nhất. Hãy ghé thăm Cacanhmini.com để xem thêm về các loài rùa này nhé.

Tác giả: Zizi

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh xem ngay trên Blog Cá Cảnh:

Nguyên nhân triệu chứng điều trị bệnh thường gặp ở rùa cảnh

Điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh

Hướng dẫn cách trị bệnh thiếu vitamin A ở rùa cảnh

Bệnh loét vỏ ở rùa cảnh và cách chữa trị

Triệu chứng cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Nguyên nhân cách chữa trị bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh

Chuyên Mục: Pet cảnh khác
Bài trước
Cách nuôi Rùa Da Báo Leopard Tortoise Rùa Báo Châu Phi
Bài sau
Top 10 giống Chó Mini siêu cute được yêu thích nhất