Các câu hỏi thường gặp FAQ trên Cá Cảnh Mini

Các câu hỏi thường gặp FAQ trên Cá Cảnh Mini. Tổng hợp các câu hỏi thường gặp và được các anh em tìm kiếm, thắc mắc nhiều nhất trên Blog Cá Cảnh Cacanhmini.com.

1. Nuôi cá Sọc Ngựa sinh sản như thế nào? Cách chăm sóc ra sao?

Cá sọc ngựa là loài đẻ trứng. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành là khoảng 5 tháng tuổi, cá sọc ngựa sẽ bắt đầu sinh sản. Bạn có thể cho một cặp ép chung với nhau hoặc theo tỉ lệ 1 cái – 2 đực. Đồng thời, rải thêm một ít đá cuội, sỏi ở dưới đáy bể và một ít rễ bèo hoặc rong… Nhiệt độ nước thích hợp cho cá đẻ là khoảng 26 độ C, độ PH 6,5, độ cứng nước ở mức 6-8 gH. Xem chi tiết trong bài viết Nghệ thuật cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn sinh sản.

2. Các loài cá Sọc Ngựa Dạ Quang đẹp rực rỡ là các loại cá nào?

Cá sọc ngựa xanh, Cá sọc ngựa đỏ, Cá sọc ngựa xanh dạ quang, Cá sọc ngựa vàng neon, Cá sọc ngựa tím… Đều là những loài cá Sọc Ngựa Dạ Quang đẹp rực rỡ và thực sự nổi bật khi nuôi trong bể thủy sinh. Xem chi tiết trong bài viết Các loài cá sọc ngựa dạ quang đẹp rực rỡ.

3. Cá Trâm ăn gì? Cách nuôi cá Trâm?

Thức ăn ưa thích của cá Trâm là các loại ấu trùng, artemia, bo bo, trùng cám… Chúng cũng có thể ăn thêm thức ăn khô như tấm vụn, thức ăn dạng viên nhỏ và thực phẩm đông lạnh. Anh em có thể chuẩn bị hẳn một chế độ ăn dinh dưỡng đa dạng và an toàn giúp cá phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh. Cách nuôi cá Trâm bạn có thể xem chi tiết trong bài viết Cách nuôi cá Trâm bơi theo đàn trong bể thủy sinh.

4. Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì?

Theo kinh nghiệm từ Cacanhmini.com, cá Cửu Sừng có thể nuôi chung với Cá Mập Cảnh, Cá Nàng Hai, Cá Tai Tượng. Ngoài ra cũng có thể nuôi chung với Cá Hải Hồ, Cá Hổ, Cá Đĩa… Chi tiết xem trong bài Cá Cửu Sừng nuôi chung với cá gì.

5. Các loại cá Bảy Màu đắt nhất thế giới là những loại nào?

Cá bảy màu Full Gold, Cá bảy màu Full Red, Cá bảy màu Full Black, Cá bảy màu Koi đỏ, Cá bảy màu Koi đen. Bên cạnh đó, cá bảy màu rồng đỏ, Cá bảy màu Dumbo Red, Cá bảy màu Full Platium, Cá bảy màu Blue Grass… Cũng là những loại cá bảy màu đắt đỏ bậc nhất. Xem chi tiết Tất cả các dòng cá bảy màu đắt nhất thế giới.

6. Những bệnh thường gặp ở cá Bảy Màu? Cách chữa trị như thế nào?

Cá bảy màu bị đốm trắng, cá bảy màu bị lắc, cá bảy màu bị sình bụng, cá bảy màu bị tóp bụng. Cá bảy màu bơi loạn, cá bảy màu bị túm đuôi, cá bảy màu thối đuôi, cá bảy màu xù vảy… Đều là những bệnh thường gặp ở cá bảy màu. Cách chữa trị xem chi tiết trong Những bệnh thường gặp ở cá bảy màu và cách chữa trị.

7. Cách nhận biết cá Bảy Màu sắp đẻ?

Hình dáng bụng cá cái hơi vuông về phía phần đuôi, tựa như hình vuông của các hộp các-tông, thay vì tròn. Cá cái có vẻ lờ đờ hơn thường ngày. Nó tách biệt hẳn với bầy đàn. Chỉ quanh quẩn ở một góc trong hồ. Một số em cá cái sắp đẻ lạ bỏ ăn, chán ăn hoặc nhả thức ăn ra. Thêm vào đó, xuất hiện một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là các đốm thai. Đốm thai có thể chuyển sang màu đen đậm hoặc màu nâu sẫm. Xem thêm các dấu hiệu khác trong bài viết Phát hiện cá bảy màu sắp đẻ.

8. Cá Hồng Mi ăn gì? Cách nuôi cá Hồng Mi Ấn Độ?

Cá tên lửa rất thích các loại thức ăn tươi sống như các loại động vật giáp xác, giun, côn trùng… Nếu quá bận, anh em có thể cho cá ăn các loại thực phẩm khô dạng viên được bán tại các tiệm cá cảnh. Tuy nhiên, để cá lên màu đẹp hơn, cần kết hợp với các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh… Cách nuôi cá Hồng Mi Ấn Độ xem chi tiết tại Hướng dẫn cách nuôi cá hồng mi Ấn Độ cá tên lửa.

9. Ốc táo ăn gì và ốc táo sống được bao lâu?

Ốc táo không kén ăn mà có thể ăn được gần cả thế giới. Chúng ăn thức ăn thừa của cá còn sót lại trong bể, kể cả những cặn bẩn dưới đáy bể. Thêm vào đó, ốc táo còn ăn được các món rau được chủ nhân làm sạch và đã nấu chín. Chẳng hạn như rau diếp, dưa chuột, bí hay bí ngô… Hoặc giun, trùn chỉ… Với nhiệt độ và môi trường thích hợp thì ốc táo có thể sống được 3 năm. Chi tiết xem tại Ốc táo ăn gì và ốc táo sống được bao lâu.

10. Cách nuôi ốc Nerita sinh sản và cách loại bỏ trứng ốc Nerita?

Ốc Nerita đẻ trứng trên gỗ lũa, đá hay các loại cây thủy sinh, rêu thủy sinh trong bể. Anh em thả ít nhất 5 em ốc Nerita vào cùng một bể thủy sinh. Trong bể nên trang trí thêm một ít gỗ lũa nhỏ, tảo xanh, cây thủy sinh, rêu thủy sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho ốc Nerita sinh sản. Hướng dẫn chi tiết tại Cách nuôi ốc Nerita sinh sản nhanh trong bể thủy sinh.

Có thể dùng các thiết bị, dụng cụ vệ sinh bể để loại bỏ trứng ốc. Chẳng hạn có thể dùng dao cạo rêu để cạo trứng ốc. Hoặc có thể dùng dụng cụ hút cặn vệ sinh bể cá để hút trứng đi. Chi tiết tại Hướng dẫn cách loại bỏ diệt trứng ốc Nerita.


11. Ốc Helena có ăn ốc Nerita không?

Món khoái khẩu yêu thích nhất của ốc sát thủ Helena chính là các loại ốc khác. Chúng có thể ăn được những con ốc lớn hơn hẳn so với kích thước của nó. Thậm chí là cả ốc táo, ốc Nerita hay ốc bươu vàng. Chúng cũng ăn xác chết động vật, thức ăn dư thừa của cá và tép… Xem chi tiết trong bài Ốc ăn ốc Helena sát thủ chuyên diệt ốc gây hại.

12. Các loại cá lóc cảnh đẹp và cách nuôi cá lóc cảnh?

Cá lóc cầu vồng, Cá lóc đốm da cam, Cá lóc bông vàng da rắn, Cá lóc hoàng đế, Cá lóc beo ngọc lam. Cá lóc mặt trăng xanh galaxy, Cá lóc thiên hà xanh galaxy, Cá lóc hoa trung quốc, Cá lóc bông chấm, Cá lóc khổng lồ… Đều là những loại cá lóc cảnh đẹp nhất. Xem cụ thể cách nuôi cá lóc cảnh tại Cách nuôi cá lóc cảnh mà nhà giàu Việt đang săn lùng.

13. Những loài cá nào là cá cảnh săn mồi?

Cá Hải Tượng, Cá Rồng, Cá Rồng Cửu Sừng, Cá Hổ, Cá Hoàng Bảo Yến. Cá Kỳ nhông Axolotl, Cá Lóc Cảnh, Cá Sam, Cá La Hán, Cá Hồng Két… Là những loài cá cảnh săn mồi độc đáo. Chi tiết trong Tổng hợp 10 loại cá cảnh săn mồi cực hot trên Blog Cá Cảnh Mini.

14. Các loại tép cảnh đang được ưa chuộng nhất hiện nay?

Tép đỏ, Tép vàng, Tép cam, Tép xanh dương Aura Blue, Tép Rili, Tép hổ tép Tiger. Tép Sulawesi, Tép ong huế, Tép KingKong, Tép ong Pinto, Tép Panda tép gấu trúc… Là những loại tép cảnh đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Chi tiết về các loài tép cảnh: Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp.

15. Cá Tam Giác là loài cá nào? Cá Tam Giác có dễ nuôi không?

Cá tam giác có tên tiếng Anh là Harlequin Fish và tên Khoa học là Trigonostigma heteromorpha. Hiện nay, loài cá này thường các loại như cá tam giác xanh, cá tam giác vàng, cá tam giác đỏ, cá tam giác tím. Rất được ưa thích và nhân giống rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Cá Tam Giác rất dễ thích nghi, dễ nuôi và sống hòa hợp với một số loài cá khác. Xem chi tiết cách nuôi cá Tam giác trong bài viết Cá tam giác thả bể thủy sinh siêu đẹp.

16. Cá Khủng Long 6 Sừng 4 Chân là loài cá nào? Có dễ nuôi không?

Thực chất, cá Axololt thuộc loài lưỡng cư còn sót lại trên thế giới, cực kỳ hiếm có và được tìm thấy sớm nhất tại Mexico. Chúng có 6 sừng 4 chân và vây giống như bờm ngựa từ trên bụng đến hết thân. Loài cá này sống ở nước ngọt và màu sắc thường thấy nhất là màu vàng, đen, xám, trắng… Hồ nuôi tốt nhất cho chú kỳ nhông này là khoảng 100cm. Với thể tích nước từ 60 đến 80 lít. Nhiệt độ sống thích hợp cho chú cá độc đáo này là vào khoảng 15 đến 17 độ C. Bạn có thể giữ ở mức từ 20 đến 24 độ C. Chi tiết cách nuôi tại Chia sẻ cách nuôi cá khủng long 6 sừng 4 chân.

17. Cá Cánh Buồm Dạ Quang là loài cá nào? Cách nuôi ra sao?

Cá cánh buồm, các anh em dân chơi cá thường gọi là cá buồm hay cá váy hay cá hắc quần. Tên khoa học là Gymnocorymbus Ternetzi. Đặc biệt, cá cánh buồm dạ quang rất được các anh em yêu thích. Vì màu sắc đẹp, bắt mắt, ngoại hình nhỏ nhắn và cực kỳ xinh xắn. Cần chuẩn bị một bể có thể tích tối thiểu là 90 lít. Chiều dài của bể từ 60 đến 80cm. Nhiệt độ nước từ 21 đến 30 độ C. Độ pH từ 6 đến 7. Chi tiết cách nuôi tại Cách nuôi cá cánh buồm dạ quang vừa đẹp vừa khỏe.

18. Cá mồi là cá gì? Các loại cá mồi cho cá cảnh lớn?

Cá mồi còn được biết đến với tên khác là cá mồi nhử. Là món khoái khẩu của một số loại cá lớn. Chúng cũng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng chứa nguồn protein tuyệt vời cho cá cảnh lớn của bạn. Cá mồi thường là những loài cá phổ biến và có ưu điểm là sinh sản nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Xem ngay Các loại cá mồi cho cá lớn trên Blog Cá Cảnh Mini.

19. Những bệnh thường gặp ở cá Đĩa? Cách điều trị ra sao?

Bệnh thường gặp ở cá Đĩa là các bệnh như bệnh đen thân ở cá đĩa, bệnh đốm đỏ ở cá đĩa, bệnh đóng nắp mang ở cá đĩa. Bệnh đục mắt ở cá đĩa, bệnh đường ruột ở cá đĩa, bệnh ký sinh trùng ở cá đĩa, bệnh loét thân đục thân ở cá đĩa, bệnh nấm trắng ở cá đĩa… Cách điều trị được Cá Cảnh Mi Ni chia sẻ trong bài viết 9 bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách chữa trị hiệu quả.

20. Những bệnh thường gặp ở cá Vàng Ba Đuôi? Cách trị bệnh ra sao?

Bệnh thường gặp ở cá vàng ba đuôi là các bệnh như cá vàng bị bong bóng, cá vàng bị cụp đuôi, cá vàng bị cụp vây. Cá vàng bị đau bụng, cá vàng bị đốm trắng, cá vàng bị ký sinh trùng, cá vàng bị lồi mắt, cá vàng bị nấm. Ngoài ra, cá vàng cũng thường bị phù nề, cá vàng bị rận nước, cá vàng bị rối loạn bong bóng, cá vàng bị táo bón, cá vàng bị trùng mỏ neo… Cách trị bệnh trong bài viết Tổng hợp bệnh thường gặp ở cá vàng và cách điều trị.

21. Cá Vàng cá Ba Đuôi nuôi chung với cá gì?

Đa số các loài cá vàng chỉ thích hợp nuôi chung với nhau. Lý do là vì các loại cá vàng này đều có chung một số điều kiện, yêu cầu về môi trường sống, nguồn nước, thức ăn và tập tính sinh sản nên có thể chung sống hòa thuận. Không nuôi cá vàng ba đuôi chung với các loài cá có đặc tính rỉa vây. Xem cụ thể tại Cá vàng cá ba đuôi nuôi chung với cá gì.

22. Cá La Hán nuôi chung với cá gì?

Cá La Hán nuôi chung với cá chép, cá hồng két, cá lau kiếng. Ngoài ra còn có thể nuôi cá la hán chung với cá trê… Tham khảo chi tiết trong Cá la hán nuôi chung với cá nào.

23. Nuôi cá Betta chung với cá nào?

Cá Betta có thể nuôi chung với các loại cá chuột, cá lau kính. Ngoài ra còn có thể nuôi chung với cá mây trắng, cá tam giác, ốc táo và tép ma. Tham khảo chi tiết tại Nuôi cá betta chung với cá nào?

24. Cá Betta không chịu ăn phải xử lý ra sao?

Một vài nguyên nhân thường gặp nhất khiến cá betta bỏ ăn là do cá bị căng thẳng, stress hay mắc một số bệnh nào đó. Hoặc chỉ là cá chán ăn hay đã ăn quá no. Hay do chủ nuôi thay đổi thời gian cho cá ăn… Cách xử lý xem chi tiết tại Lý giải nguyên nhân vì sao cá betta bỏ ăn.

25. Cá Betta cái thà chết không chịu đẻ phải làm sao?

Khi cá betta cái thà chết không chịu đẻ thì theo Cacanhmini, có thể xử lý bằng cách cho cá betta cái ăn thúc để cá mau ra trứng. Thường thì có thể cho cá betta cái ăn lòng đỏ trứng luộc lên phơi khô và trùn chỉ sạch. Cách thực hiểm xem tại bài viết Cá betta cái thà chết không chịu đẻ phải làm sao?

26. Cách cứu cá Betta sắp chết như thế nào?

Điều quan trọng nhất để cứu cá Betta là anh em cần xác định triệu chứng chính xác mà cá betta gặp phải. Sau đó nhanh chóng có hướng điều trị thích hợp cho cá Betta. Cách xử lý cụ thể, xem trong bài viết Hướng dẫn cách cứu cá betta hấp hối.

27. Cá Hồng Két đẻ trứng có nở được không?

Cá Hồng Két có khả năng giao phối. Mỗi lần sinh sản chúng đẻ trứng, xả trứng rất nhiều và thường xuyên. Thế nhưng, cá hồng két đực thường bị bất thụ và không có tinh trùng để thụ tinh cho trứng. Do vậy, khả năng trứng nở thành công là cực kỳ thấp và gần như bằng 0. Vậy nên xử lý trứng cá Hồng Két ra sao? Tham khảo chi tiết trong bài Cá Hồng Két đẻ trứng có nở được không.

28. Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh như thế nào?

Bạn có thể dùng một số loại thuốc diệt giun có chứa fluebendazole loãng hoặc tinh chất Dimilin chứa Diflubenzuron trên thị trường. Khi gặp hai loại thuốc này, sán, giun, thủy tức sẽ bị tiêu diệt ngay. Ngoài ra còn một số cách khác được Blog Cá Cảnh Mini chia sẻ trong bài Cách diệt bọ giun sán trong bể cá cảnh tép cảnh.

29. Các loại cá Mún đẹp trên thị trường?

Cá mún gia nhập vào thị trường cá cảnh nước ta từ thập niên 70. Sau đó, cá mún có thêm nhiều màu sắc phong phú khác nhau. Nổi nhất và đẹp nhất chính là cá mún Koi với vẻ đẹp thuần khiết, hiếm có khó tìm. Bên cạnh đó còn có cá mún Panda, Cá mún hạt lựu, Cá mún đen. Cá mún full vàng, Cá mún vàng đen, Cá mún uyên ương… Chiêm ngưỡng các loại cá mún Koi đẹp hiếm có khó tìm tại đây.

30. Cách nhận biết cá Mún sắp đẻ?

Khi quan sát cá cái, bạn thấy bụng ngày càng to tròn, hậu môn căng. Có một chút màu nâu sậm hoặc màu đen ở gần phía đuôi. Những em sắp đẻ thì sẽ thường chui vào các hốc kín để ẩn nấp. Khi phát hiện cá mún sắp đẻ, nên cho cá cái vào một hồ nuôi riêng. Sau khi đẻ xong thì bắt cá mẹ ra. Cá Cảnh Mini chia sẻ chi tiết trong Dấu hiệu cá mún sắp đẻ. Các bạn tham khảo thêm nhé.

31. Các loại cá Thần Tiên được yêu thích trên thị trường là các loại cá nào?

Điểm danh các loại cá thần tiên cá ông tiên có màu sắc đẹp và rực rỡ. Chẳng hạn như Cá thần tiên Ai cập, Cá thần tiên Albino, cá thần tiên Koi. Cá thần tiên xanh, cá thần tiên đen, cá thần tiên kim sa vàng, cá thần tiên ngựa vằn, cá thần tiên xanh đỏ mặt. Nhờ có vẻ ngoài tuyệt đẹp nên thường được các anh em dân chơi săn lùng và nhân giống. Xem ngay Điểm danh các loại cá thần tiên cá ông tiên.

32. Cá dọn bể là các loại cá nào?

Cá dọn bể, chuyên gia vệ sinh hồ sạch sẽ là những loại như cá bình tích, cá chuột, cá lau kiếng, cá lau kính, cá tỳ bà, ốc táo, tép cảnh… Anh em chỉ cần rinh vài em này về là bảo đảm bể cá sẽ sạch bong sáng bóng. Xem chi tiết Top 5 cá dọn bể là chuyên gia vệ sinh hồ sạch sẽ.

33. Cá Ngựa Cảnh là cá nào? Cách nuôi cá Ngựa Cảnh?

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 35 loài cá ngựa khác nhau. Tại Việt Nam thì có khoảng 7 loài. Ngoài vẻ đẹp độc đáo ra, ở cá ngựa còn có một tập tính khá kỳ lạ. Đó là con đực có thể đóng cả hai vai trò là cá ngựa bố và là cá ngựa mẹ trong quá trình sinh sản. Nhiệt độ thích hợp cho cá ngựa cảnh dao động từ 27 đến 30 độ C. Độ pH đao động trong khoảng từ 7,5 đến 8,5. Ngoài ra, mật độ nuôi cá ngựa thích hợp là khoảng 2 đến 3 em/10 lít nước. Tham khảo chi tiết trong Cách nuôi cá ngựa cảnh vẻ đẹp kỳ lạ độc đáo trên Blog Cá Cảnh.

34. Cá chạch Kuhli có ăn tép không?

Cá chạch rắn kuhli tên khoa học là Pangio kuhlii. Loài cá này có nguồn gốc từ Indonesia và bán đảo Malaysia. Tại Việt Nam, cá chạch rắn culi xuất hiện nhiều ở các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước… Thức ăn thường là trùn chỉ, bo bo, hay các loại sâu bọ, côn trùng cắt nhỏ. Có thể ăn được thức ăn thừa hay thậm chí cả chất thải của các loài cá khác. Cá chạch kuhli có tính tình dễ thương, thân thiện và có thể chung sống hòa bình với các loài cá khác. Thậm chí bạn có thể nuôi chung cá Kuhli với tép cảnh, rùa cảnh hay ốc cảnh đều được. Chi tiết trong Cá chạch rắn culi thân dài giống rắn ăn cả chất thải.

35. Những vật liệu lọc nước cho bể cá?

Những vật liệu lọc nước hiệu quả cho bể như bacteria house, cây thủy sinh, chổi lọc, đá nham thạch, hạt kaldnes. Ngoài ra còn có các loại san hô lọc, sứ lọc lỗ, than hoạt tính, thanh sứ hoa mai… Xem cụ thể tại Top 10 vật liệu lọc nước thần kỳ cho bể cá.

36. Những cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất?

Những loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất là cây đình lịch, cây ổ sao cánh, cây thủy diệp lan. Cây thủy phượng vĩ, cỏ năng, rau đắng biển, rêu bèo, rong lá liễu, rong lá thông, rong xương cá… Bạn có thể đọc chi tiết trong Điểm danh 10 loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất.

37. Cây Lan Nước thủy sinh, rêu Java có dễ trồng không?

Cây Lan Nước còn được biết đến với những tên gọi khác như cây Lưỡi Mác, cây Lan Muỗng… Đây là một trong những cây thủy sinh lâu năm, có tuổi thọ cao. Được sử dụng rất phổ biến trong ngành chơi cá cảnh và thủy sinh. Cây có sức sống tốt, có thể phát triển trong điều kiện thiếu oxy hay bể không có phần nền. Hoặc trong các bể thủy sinh bán cạn, bể cá ngoài trời. Xem Cách trồng cây Lan Nước thủy sinh xanh tốt.

Rêu Java còn được gọi là rêu cá đẻ, Java Moss. Rêu Java không chỉ làm đẹp cho bể thủy sinh. Lại còn rất dễ trồng, nhanh phát triển và giá thành bao rẻ. Anh em không cần phải tốn quá nhiều chi phí hay công sức để chăm sóc loại rêu cá đẻ này. Xem thêm Cách trồng rêu Java rêu thủy sinh được ưa chuộng nhất.


38. Các loại cây thủy sinh nào không cần đất nền?

Cây bèo nhật, bèo vảy ốc, rau má dù, cây xương cá, dương xỉ, liễu răng cưa. Ráy lá nhỏ, rêu java, rong la hán, tảo cầu marimo… Thực chất, đây đều là những loại thực vật cần rất ít chất dinh dưỡng. Trong điều kiện không có đất hoặc chủ nhân không có nhu cầu trồng với đất nền. Thì chỉ với hàm lượng một số chất có sẵn trong nước, những loại cây này vẫn sống tốt và khỏe mạnh. Chi tiết tại Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền.

39. Các loại cây thủy sinh nào không cần CO2?

Lệ Nhi, Rong La Hán, Rong Đuôi Chó, Dương Xỉ Sừng Hươu. Dương Xỉ Châu Phi Mini, Rêu Java, Rêu Lửa, Bèo Nhật… Đều là những loại cây thủy sinh nào có thể sống và phát triển tốt nhất mà không cần đến CO2. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong Bật mí những cây thủy sinh không cần CO2 vẫn sống tốt.

40. Các loại cây thủy sinh lọc nước hồ cá hiệu quả?

Cây thủy sinh không chỉ có tác dụng làm nơi trú ẩn cho các loài cá. Hay tạo cảnh quan cho bể cá thêm phần sinh động. Mà một số cây thủy sinh còn đóng vai trò như một bộ lọc nước cực tốt cho bể cá. Chẳng hạn như bèo nhật, dương xỉ châu phi mini, dương xỉ sừng hươu, cây súng xác pháo, thủy cúc… Chi tiết tại Những cây thủy sinh lọc nước cực tốt cho bể cá.

Nguồn Cacanhmini.com